VNReport»Top»10 tác động của xung đột Nga – Ukraine đến tài chính thế giới

10 tác động của xung đột Nga – Ukraine đến tài chính thế giới

15:13 - 25/08/2022

Lo ngại suy thoái, lạm phát, đồng euro lao dốc … là những ảnh hưởng lên thị trường tài chính thế giới của chiến tranh Nga-Ukraine – đã kéo dài hơn 6 tháng.

Hơn 6 tháng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, hàng nghìn người đã thiệt mạng, hàng triệu người mất nhà cửa và ​​căng thẳng Đông-Tây lên mức cao nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.

Nó cũng khiến thị trường tài chính toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng, với các tác động sau đây.

  1. Lo ngại suy thoái

Gần như chắc chắn châu Âu sẽ rơi vào suy thoái kinh tế khi giá khí đốt – mặt hàng quan trọng đối với các hộ gia đình và sản xuất công nghiệp – tăng hơn gấp 3 lần chỉ tính riêng từ tháng 6 do lo ngại Nga sẽ cắt nguồn cung, có thể dẫn đến việc phải phân phối năng lượng theo định mức ở một số nền kinh tế.

Ngân hàng Trung ương châu Âu bắt đầu tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát bất chấp lo ngại suy thoái.

Ngân hàng Trung ương châu Âu bắt đầu tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát bất chấp lo ngại suy thoái.

Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Trung ương Anh và các ngân hàng trung ương khác đang quyết tâm giảm lạm phát do chi phí năng lượng thúc đẩy, ngay cả khi lãi suất cao hơn đè nặng hơn nữa lên các hộ gia đình và doanh nghiệp đang vật lộn với chi phí cao.

  1. Giá hàng hóa

Thị trường nông sản tăng vọt sau cuộc xâm lược nhưng đã giảm giá sau đó. Lúa mì và ngô – các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ukraine và Nga – ghi nhận giá giảm về dưới mức trước chiến tranh sau khi tăng vọt trong những tháng đầu năm.

Giá dầu mỏ hiện đang rẻ hơn so với trước chiến tranh.

Giá dầu mỏ hiện đang rẻ hơn so với trước chiến tranh.

Dầu mỏ – nguồn thu nhập chính của Moscow – cũng có giá rẻ hơn so với thời điểm đầu chiến tranh. Chỉ có khí đốt là vẫn tăng không ngừng, hiện có giá cao nhất trong lịch sử.

  1. Căng thẳng lạm phát

Sự gia tăng giá năng lượng và thực phẩm – kết hợp với những căng thẳng trong chuỗi cung ứng sau đại dịch – đẩy tỷ lệ lạm phát trên toàn thế giới lên mức chưa từng có từ những năm 1970. Điều này gây ra hậu quả trên diện rộng đối với thị trường trái phiếu, khiến chi phí đi vay tăng vọt và lo ngại vỡ nợ ngày càng sâu sắc.

Lạm phát toàn cầu lên mức cao chưa từng có kể từ thập niên 1970.

Lạm phát toàn cầu lên mức cao chưa từng có kể từ thập niên 1970.

  1. Euro lao dốc

Đồng euro giảm hơn 12% cho đến nay trong năm 2022, mức lao dốc mạnh nhất trong 8 tháng đầu năm kể từ khi nó xuất hiện vào năm 1999. Điều này phản ánh quan điểm của thị trường rằng việc cắt giảm thêm nguồn cung khí đốt của Nga sẽ ảnh hưởng đặc biệt mạnh đến các nền kinh tế lớn của khu vực đồng euro phụ thuộc vào nguồn năng lượng này, chẳng hạn như Đức và Ý.

Đồng euro giảm giá mạnh nhất kể từ khi xuất hiện lần đầu vào năm 1999.

Đồng euro giảm giá mạnh nhất kể từ khi xuất hiện lần đầu vào năm 1999.

  1. Cạn khí đốt

Dòng khí đốt của Nga qua các đường ống chính đến châu Âu đã giảm khoảng 75% kể từ đầu năm, dẫn đến cáo buộc của các chính trị gia hàng đầu châu Âu rằng Moscow đang vũ khí hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình.

Dòng khí đốt của Nga đến châu Âu qua đường ống giảm khoảng 75% kể từ đầu năm.

Dòng khí đốt của Nga đến châu Âu qua đường ống giảm khoảng 75% kể từ đầu năm.

Nga phủ nhận việc cắt giảm là có tính toán từ trước. Nhưng điều đó, kết hợp với sự phục thuộc của EU vào Nga cho 40% nhu cầu khí đốt trước chiến tranh, đẩy giá của mặt hàng này lên 270 euro/MWh từ mức dưới 50 euro/MWh vào cùng kỳ năm ngoái.

  1. Cổ phiếu lao dốc

Hầu hết các thị trường cổ phiếu trên toàn cầu đều lao dốc. Nhưng sự phụ thuộc của Đức và Ý vào năng lượng Nga khiến cổ phiếu của các nước này có thành tích vào hàng tệ nhất thế giới trong năm nay. Những nước gần với giao tranh, bao gồm Ba Lan và Hungary, cũng ghi nhận cổ phiếu và đồng tiền giảm giá mạnh. Trái phiếu của các nước chi nhiều tiền nhập khẩu khí đốt hoặc lúa mì cũng bị ảnh hưởng.

Thị trường cổ phiếu Đức giảm mạnh do nước này phụ thuộc nhiều vào năng lượng Nga.

Thị trường cổ phiếu Đức giảm mạnh do nước này phụ thuộc nhiều vào năng lượng Nga.

  1. Hóa chất và phụ tùng ô tô

Cổ phiếu của các công ty hóa chất ghi nhận những mức giảm vào hàng mạnh nhất kể từ chiến tranh, vì khí đốt tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của họ. Các nhà sản xuất phụ tùng ô tô cũng bị ảnh hưởng nặng nề, một phần do Nga là thị trường lớn của các hãng như Volkswagen và Mercedes, một phần khác vì Ukraine và Nga cũng là những nước cung cấp.

Các công ty hóa chất phụ thuộc đặc biệt nhiều vào khí đốt.

Các công ty hóa chất phụ thuộc đặc biệt nhiều vào khí đốt.

“Các công ty hóa chất châu Âu đã trải qua một thời gian khó khăn”, William Mileham – nhà phân tích cổ phiếu của Mirabaud – cho biết. “Đã có những đợt ngừng sản xuất và đồn đoán về khả năng phân phối khí đốt theo định mức ảnh hưởng nặng nề đến giá cổ phiếu của họ trong thời gian gần đây”.

  1. Thời kỳ biến động

Những thước đo biến động của các thị trường từ cổ phiếu, trái phiếu đến dầu mỏ và tỷ giá USD-Euro tăng vọt sau ngày 24/2, trước khi hạ xuống sau đó. Nhưng chúng lại tăng đột biến trong tháng này khi lo ngại về năng lượng và suy thoái gia tăng trở lại.

Các thị trường chứng kiến biến động mạnh ngay sau khi chiến tranh bùng nổ và trong tháng này.

Các thị trường chứng kiến biến động mạnh ngay sau khi chiến tranh bùng nổ và trong tháng này.

  1. Hạ xếp hạng tín dụng

S&P Global đã hạ 250 xếp hạng tín dụng hoặc triển vọng kể từ cuối tháng 2, với một lý do là chiến tranh. Những bên đi vay của Nga chiếm hơn một nửa trong số đó, nhưng với chi phí năng lượng và tín dụng tăng, tác động sẽ lan rộng.

Nga vỡ nợ chính phủ lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ.

Nga vỡ nợ chính phủ lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ.

Ukraine đã vỡ nợ vì chiến tranh tàn phá kinh tế và tài chính của nước này. Các biện pháp trừng phạt cũng đẩy Nga vào tình trạng vỡ nợ chính phủ lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ và khiến hơn 25 tỷ USD nợ doanh nghiệp của nước này không được thanh toán.

  1. Doanh nghiệp quốc tế tháo chạy

Các thương hiệu lớn từ Nike, Coca-Cola đến IKEA và Apple nằm trong số hơn 1.000 công ty toàn cầu đã rời khỏi Nga hoặc công khai kế hoạch thu hẹp quy mô hoạt động ở đây, theo một danh sách do các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale tổng hợp.

Apple nằm trong số hơn 1.000 công ty toàn cầu rút khỏi Nga hoặc thu hẹp hoạt động ở đây.

Apple nằm trong số hơn 1.000 công ty toàn cầu rút khỏi Nga hoặc thu hẹp hoạt động ở đây.

Giá trị tài sản bỏ lại lên đến hàng tỷ USD. Những doanh nghiệp khác chọn ở lại hoặc duy trì những bộ phận mà họ cho là thiết yếu hoặc không thể bán được ở Nga.