VNReport»Kinh tế»Tiêu dùng»5 xu hướng tiêu dùng được dự đoán sẽ “lên ngôi” trong năm 2025

5 xu hướng tiêu dùng được dự đoán sẽ “lên ngôi” trong năm 2025

12:08 - 04/02/2025

AI, mua sắm trực tuyến và công nghệ sinh học là những xu hướng tiêu đùng được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong năm 2025.

Trợ lý AI chuyên sâu: Cuộc cách mạng từ Galaxy S25 series và DeepSeek

Các chuyên gia dự đoán, năm 2025 là thời điểm trợ lý AI thế hệ mới bùng nổ.

Bằng chứng là Samsung và Google vừa nổ phát súng đầu tiên cho “AI giống-người” trên Galaxy S25 series, mang đến khả năng nghe, hiểu, tư duy và thực thi tác vụ di động chuyên sâu vượt trội so với trước, hứa hẹn mang lại trải nghiệm cá nhân hoá ấn tượng.

Đặc biệt, sự xuất hiện bất ngờ của DeepSeek, một AI tiên tiến đến từ Trung Quốc thời gian qua cũng gây chấn động cho ngành công nghệ. Mặc dù được xây dựng trên các chip kém mạnh mẽ hơn, DeepSeek vẫn đạt hiệu suất cao với chi phí phát triển chỉ khoảng 6 triệu USD, thấp hơn nhiều so với hàng trăm triệu USD của các đối thủ Mỹ.

Sự ra đời của DeepSeek đã làm lung lay vị thế thống trị của các công ty AI phương Tây, dẫn đến sự sụt giảm lớn trong giá trị thị trường của các gã khổng lồ công nghệ như Nvidia. Tuy nhiên, DeepSeek cũng phải đối mặt với chỉ trích về việc kiểm duyệt nội dung theo định hướng của chính phủ Trung Quốc, điều này ảnh hưởng đến tính khách quan của mô hình.

Mua sắm qua livestream tiếp tục lập đỉnh

Thương mại điện tử tiếp tục chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ với mô hình mua sắm qua livestream và video. Theo eMarketer, doanh thu từ kênh này, chỉ tính riêng tại Đông Nam Á, có thể đạt 25 tỷ USD vào năm 2025.

Dự đoán năm 2025, mua sắm qua livestream sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Dự đoán năm 2025, mua sắm qua livestream sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, chiếm khoảng 20% tổng doanh số thương mại điện tử. Sự tiện lợi, giá cả cạnh tranh và tương tác trực tiếp với người bán là những yếu tố thúc đẩy xu hướng này.

Đồng thời, thông tin từ AccessTrade Việt Nam cũng cho biết, việc mua sắm trực tiếp qua livestream có tiềm năng thúc đẩy tới 20% tổng doanh số bán hàng thương mại điện tử vào đầu năm 2026. Trong đó, 3 nền tảng livestream bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%). Bình quân mỗi tháng đang có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream, có sự tham gia của hơn 50 nghìn nhà bán. Người Việt dành 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng, rút hầu bao mua hàng online đứng thứ 11 thế giới.

Hiện nay, các nền tảng như Facebook, Shopee và TikTok đều có kế hoạch mở rộng tính năng livestream, thu hút thêm nhiều người bán và người mua tham gia. Đặc biệt, các thương hiệu cao cấp cũng đang dần tham gia vào lĩnh vực này, tạo ra sự đa dạng và phong phú cho thị trường mua sắm trực tuyến.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần nở rộ

Theo báo cáo của Grand View Research, thị trường ứng dụng sức khỏe tinh thần dự kiến đạt 26,4 tỷ USD vào năm 2027, với mức tăng trưởng hàng năm lên tới 15%.

Tại Việt Nam, các ứng dụng thiền định, khoá học giảm stress trực tuyến và dịch vụ tâm lý nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Không chỉ thế, ngày nay, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đầu tư vào không gian làm việc thân thiện với sức khoẻ tinh thần, giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, mở ra môi trường triển vọng cho phát triển các dịch chăm sóc sức khoẻ tinh thần nở rộ.

Các chuyên gia cho rằng, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tinh thân lên ngôi là do những biến động của nền kinh tế và áp lực của đời sống hiện đai, đẫn dến nhu cầu chăm sức khoẻ tinh thần ngày càng gia tăng.

Thực phẩm nhân tạo từ công nghệ sinh học bùng nổ

Theo đó, tại Việt Nam, các sản phẩm như sữa yến mạch, thịt chay thế hệ mới hay hải sản nhân tạo đang “được lòng” nhiều người tiêu dùng. Xu hướng tiêu dùng này không chỉ mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp thực phẩm mà còn giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo nhiều chuyên gia, thịt nhân tạo và thực phẩm từ công nghệ sinh học được xem là giải pháp cho bài toán bảo vệ môi trường và cung cấp dinh dưỡng bền vững. Theo Bloomberg Intelligence, thị trường thực phẩm thay thế có thể đạt giá trị 140 tỷ USD vào năm 2030.

Xe điện giá rẻ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường

Nếu như năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành công nghiệp xe điện với tỷ lệ xe điện trong tổng doanh số bán xe toàn cầu đã chạm mốc 14%. Thì năm 2025, giới quan sát dự đoán cuộc đua xe điện giá rẻ sẽ còn khốc liệt hơn khi nhiều hãng xe tham gia thị trường.

Các thương hiệu từ Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á liên tục tung ra những mẫu xe có giá dưới 10.000 USD, đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển tiết kiệm và bền vững cho người dùng tại thành thị.

Hơn nữa, trong năm 2025, thị trường xe mini giá rẻ cũng được kỳ vọng sẽ bùng nổ ở thị trường châu Á và châu Âu nhờ chi phí thấp, dễ di chuyển trong đô thị và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Trong khi đó, tại Việt Nam, phân khúc xe điện giá rẻ dự kiến cũng tăng trưởng mạnh. VinFast được kì vọng sẽ sớm ra mắt thêm nhiều dòng xe điện giá rẻ để mở rộng thị phần. Sự phát triển của hệ thống trạm sạc nhanh và chính sách hỗ trợ của chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phổ biến của xe điện, đưa Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu giao thông xanh.

https://genk.vn/nhin-lai-xu-huong-tieu-dung-2024-va-nhung-du-doan-cho-nam-2025-toi-20250130011007971.chn