VNReport»Kinh tế»Doanh nghiệp»Chi phí cao, vướng mắc pháp lý cản trở sản xuất điện khí hoá lỏng

Chi phí cao, vướng mắc pháp lý cản trở sản xuất điện khí hoá lỏng

10:28 - 30/05/2022

Những vấn đề và thủ tục pháp lý và chi phí cao do phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu đang cản trở các dự án xây nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Việt Nam.

Các chuyên gia trong ngành cho biết quá nhiều biến số và việc phụ thuộc quá mức vào nhập khẩu đang cản trở kế hoạch xây dựng các nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Việt Nam.

Nguồn cung khí LNG của Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Nguồn cung khí LNG của Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Một vấn đề quan trọng đối với các nhà đầu tư là thiếu đảm bảo cho sản lượng trong tương lai – khi các nhà máy đi vào hoạt động, hoặc ít nhất là điều khoản phạt trong trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không mua được sản lượng cam kết. Tuy nhiên, EVN cho biết chính sách như vậy không thể thực hiện được theo quy định hiện hành. Điều này khiến một số dự án không thể tiến hành.

Nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết có thể sẽ mất nhiều thời gian để vượt qua rào cản pháp lý này và hoàn thành đàm phán với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Một vấn đề khác là khó khăn trong việc tính toán giá năng lượng dựa trên LNG. Khi nhu cầu toàn cầu tăng lên, điện LNG có thể đắt hơn trong tương lai.

Theo tài liệu quy hoạch điện mới nhất, chi phí cho mỗi MMBtu được ước tính là khoảng 10,60 USD trong giai đoạn 2021-45, tương đương 0,092 USD (khoảng 2.130 đồng) cho mỗi kWh, cao hơn 0,011 USD so với chi phí sản xuất trung bình hiện tại. Chi phí LNG cao hơn trong tương lai sẽ nới rộng khoảng cách này hơn nữa.

Để đạt được mục tiêu sản xuất 23.900 MW từ LNG như đã đề ra trong quy hoạch, Việt Nam phải nhập khẩu 15-17 triệu tấn LNG mỗi năm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải bắt đầu đàm phán những hợp đồng trước nhiều năm để đảm bảo nguồn cung.

Do toàn bộ nguồn cung cấp LNG phải nhập khẩu và thị trường LNG toàn cầu biến động mạnh trong những năm gần đây, các chuyên gia đã kêu gọi sử dụng những nguồn năng lượng thay thế để đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước.