VNReport»Kinh tế»Tài chính»Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án giảm VAT xuống 8%

Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án giảm VAT xuống 8%

14:49 - 12/04/2023

Các doanh nghiệp muốn Chính phủ giảm thuế suất VAT để kích thích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.

Vụ Chính sách thuế thuộc Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% đối với một số hàng hóa và dịch vụ để thúc đẩy nền kinh tế.

Cơ quan này đưa ra 2 phương án giảm VAT. Ở phương án 1, thuế suất VAT được giảm 2% đối với các nhóm hàng hóa và dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.

Phương án thứ 2 cũng giảm 2% thuế suất VAT đối với các nhóm hàng hóa và dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, nhưng không bao gồm một số nhóm hàng hóa, dịch vụ giống như từng áp dụng trong đợt giảm VAT năm 2022.

Vụ Chính sách thuế đề xuất giảm VAT từ ngày 1/7 đến hết năm nay.

Năm 2022, thuế suất VAT đối với nhiều mặt hàng được giảm từ 10% xuống 8%, trong khuôn khổ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Năm 2022, thuế suất VAT đối với nhiều mặt hàng được giảm từ 10% xuống 8%, trong khuôn khổ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Các doanh nghiệp đang mong muốn Chính phủ hỗ trợ thêm để giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đối phó với tình hình kinh doanh khó khăn gần đây.

Quý I/2023, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước tăng 3,32% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tốc độ tăng trưởng trong quý đầu năm thấp thứ hai kể từ năm 2011.

Nền kinh tế tăng trưởng chậm trong bối cảnh xuất khẩu giảm sút vì nhu cầu thế giới thấp. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa 3 tháng đầu năm giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh 13,9%, là một trong những điểm sáng kinh tế của quý I.

Năm 2022, thuế suất VAT đối với nhiều mặt hàng đã được giảm từ 10% xuống 8%, trong khuôn khổ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Cuối năm 2022, ngay trước khi chính sách này hết hạn, các hiệp hội doanh nghiệp đã gửi công văn cho chính phủ kiến nghị gia hạn chính sách giảm thuế đến hết năm 2023.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) cho biết chính sách giảm thuế trong năm 2022 đã phát huy hiệu quả, giúp các doanh nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở TP HCM duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động và cung ứng đầy đủ thực phẩm thiết yếu cho xã hội.

Nhưng FFA cho biết các doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng dễ bị tổn thương, để tiếp tục phục hồi, cần tiếp tục thực hiện chính sách giảm VAT.

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) cũng có đề xuất tương tự, cho rằng sự phục hồi trong năm 2022 mới chỉ là bước đầu. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ uống chịu tác động tiêu cực từ giá nguyên, nhiên liệu cao, lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng cao.

VBA đánh giá chính sách giảm VAT là một biện pháp hỗ trợ tài chính mạnh mẽ của Chính phủ đối với nền kinh tế, có thể tạo động lực tốt cho sự phục hồi của doanh nghiệp và khuyến khích tiêu dùng.

Theo Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), việc tiếp tục giảm thuế VAT đã giúp Chính phủ kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tiêu dùng và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng hoạt động. Một số nước châu Á khác như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản … cũng đang thực hiện chính sách này.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong năm 2022, tổng số thuế miễn, giảm là khoảng 50.200 tỷ đồng, bằng 78% mức dự kiến khi xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, số thuế VAT giảm là khoảng 38.900 tỷ đồng.