VNReport»Sự kiện & Bình luận»Quốc tế»7 điều những đứa trẻ mạnh mẽ không làm

7 điều những đứa trẻ mạnh mẽ không làm

07:03 - 14/05/2023

Nhà trị liệu tâm lý Amy Morin cho biết, nếu bạn muốn con thành công trong cuộc sống, hãy dạy chúng trở nên mạnh mẽ về tinh thần.

Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có tinh thần mạnh mẽ được trang bị tốt hơn để tự tin xử lý các thử thách và có nhiều khả năng chúng đã phát triển khả năng phục hồi sau thất bại .

Chuyên gia trị liệu tâm lý Amy Morin là tổng biên tập của Verywell Mind, đồng thời là người dẫn chương trình Postcast The Verywell Mind.

Bà cho biết việc xây dựng sức mạnh tinh thần cho con bạn bắt đầu bằng việc chú ý đến cách chúng suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Sau đó, phụ huynh cần dành thời gian và sự kiên nhẫn để loại bỏ những thói quen xấu và củng cố những thói quen tốt cho đến khi chúng cảm thấy tự nhiên.

Điều đó đồng nghĩa với việc cha mẹ ở bên khi con gặp khó khăn hoặc thất bại, giúp chúng đánh giá những gì đã xảy ra và khích lệ chúng cố gắng, Morin nói.

Trao đổi với CNBC, bà Amy Morin chỉ ra những điều mà đứa trẻ mạnh mẽ không bao giờ làm. Phụ huynh có thể tham khảo, từ đó xác định những loại hành vi không lành mạnh khiến con bạn bị hạn chế.

Trốn tránh thử thách

Morin nói: “Trẻ em thường ngại thử những điều mới, chẳng hạn như chơi một môn thể thao hoặc nhạc cụ mới, vì chúng không nghĩ rằng chúng sẽ giỏi môn đó. Hoặc có thể thử một lần và ngay lập tức từ bỏ nếu nó không suôn sẻ.

Tuy nhiên bà cũng cho rằng việc thử những điều khó khăn có thể mở ra cho con bạn những kỹ năng mới và mang đến những bài học quan trọng về cách đối phó với sự thất bại. Vì vậy hãy dạy con bạn không trốn tránh thất bại bằng cách giúp chúng đặt tên cho cảm xúc . 

“Cha mẹ có thể dạy trẻ thừa nhận cảm giác khó chịu khi tiếp xúc với điều mới mẻ, trấn an và khen ngợi những nỗ lực của con”. Bạn cũng có thể “khen ngợi nỗ lực của trẻ đối với kết quả,” Morin nói. Nếu bạn chỉ khen ngợi khi con bạn đạt điểm A trong một bài kiểm tra hoặc khi chúng ghi bàn thắng quyết định trong trận bóng đá, trẻ sẽ ít có khả năng thử các hoạt động mới vì do dự không thành công.

Không dám nhận lỗi

Trẻ em thường muốn che giấu những sai lầm của mình vì chúng không muốn gặp rắc rối. Tuy nhiên, trẻ cần hiểu phạm lỗi là điều bình thường và chúng có thể học hỏi từ những sai lầm thay vì che giấu chúng.

Bà Morin khuyên thay vì tập trung vào hình phạt, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách phát triển kỹ năng mới từ việc học hỏi những sai lầm.

Ví dụ, phụ huynh có thể cởi mở hơn khi thảo luận về những lỗi sai và hỏi con liệu chúng có thể học hỏi những gì. Sau khi trẻ nhận lỗi, hãy khen ngợi chúng vì sự trung thực thay vì nổi giận.

Hối hận về những gì đã làm

Nếu con gặp thất bại, việc cho phép con nói ra cảm xúc buồn bã của mình có thể giúp con chấp nhận sự thất vọng và tiếp tục cố gắng. Vì vậy, cha mẹ không nên gạt bỏ cảm xúc của trẻ.

“Hãy để trẻ buồn một lúc, nhưng đây chỉ nên là trạng thái tạm thời. Cha mẹ nên can thiệp nếu con có cảm xúc tiêu cực, tự dằn vặt bản thân như ‘Con là đứa trẻ ngu ngốc’, ‘Con không thể thành công'”, bà Morin khuyên cha mẹ nên đặt câu hỏi cho con và khơi gợi chúng đưa ra giải pháp.

Ví dụ, phụ huynh có thể hỏi con sẽ làm gì nếu một người bạn đang gặp trường hợp tương tự. Thông thường, trẻ sẽ khuyên bạn học bài và vượt qua bài kiểm tra vào lần tới. Từ đó, cha mẹ có thể hướng trẻ dùng cách này làm giải pháp cho bản thân.

Phớt lờ các vấn đề của bản thân

Bà Morin nhận định có một sự khác biệt giữa hành động cứng rắn và tinh thần mạnh mẽ. Đôi khi, cha mẹ sẽ nhầm lẫn việc con chỉ đang giả vờ mạnh mẽ. Vì vậy, họ khuyên trẻ cứ để mọi chuyện qua đi và đừng để bị ảnh hưởng quá nhiều.

Tuy nhiên, điều đó chỉ càng chôn vùi các vấn đề của trẻ thay vì được giải quyết lành mạnh. “Trẻ nên hiểu chúng cần phải đối mặt với mọi thứ thay vì phớt lờ các vấn đề. Cha mẹ hãy giúp con xác định những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực và giải quyết chúng”, bà Morin khuyên.

Hạ thấp người khác để cảm thấy tốt hơn

Chê bai người khác để bản thân cảm thấy tốt hơn là một dấu hiệu của lòng tự trọng thấp. Điều đó cũng khiến con bị mang tiếng là đứa trẻ xấu tính, làm tổn hại đến mối quan hệ của chúng với những đứa trẻ khác.

Vì vậy, nếu nghe thấy con hạ thấp người khác, cha mẹ hãy trao đổi với chúng và tìm ra gốc rễ của cảm xúc tiêu cực đó. Có thể, trẻ đang cảm thấy buồn về điều gì khác, hoặc đang xấu hổ và muốn làm người khác bối rối để đánh lạc hướng cảm xúc của họ.

“Sau đó, cha mẹ hãy giúp trẻ tìm ra cách xử lý tình huống. Chúng phải hiểu rằng có nhiều cách để giải quyết vấn đề thay vì hạ thấp người khác”, bà Morin nói và cho biết trẻ cũng có thể học hành vi xấu từ cha mẹ. Vì vậy, phụ huynh hãy chịu trách nhiệm và thừa nhận với con rằng bạn đã sai khi chế giễu người khác.

Không biết từ chối

Việc lên tiếng, nói “không” với người khác ở thời điểm phù hợp giúp trẻ trở nên mạnh mẽ hơn.

Theo bà Morin, cha mẹ hãy khuyến khích con nói lên suy nghĩ của mình và từ chối những yêu cầu con không muốn thực hiện. Tuy nhiên, trẻ cần học cách từ chối một cách kiên quyết nhưng lịch sự như nói “Không, tôi cảm ơn” hoặc “Không, tôi không có hứng thú”…

Quan trọng, trẻ cần biết rằng chúng phải chịu trách nhiệm về cách chúng suy nghĩ, cảm nhận và cư xử. Morin nói thêm: “Rất nhiều lần trẻ em trở thành nạn nhân của bạn bè.  Áp lực chỉ vì không biết phải nói gì hoặc làm thế nào để thoát khỏi nó.”

Cảm thấy bản thân có quyền với mọi thứ

Học cách cảm nhận và bày tỏ lòng biết ơn đối với những điều tốt đẹp trong cuộc sống là điều quan trọng để xây dựng sức mạnh tinh thần, nghiên cứu cho thấy nó thậm chí có thể cải thiện lòng tự trọng và giảm căng thẳng.

“Những đứa trẻ cảm thấy mình có quyền với mọi thứ thường tin rằng chúng không phải làm việc chăm chỉ để đạt được những gì chúng muốn”, bà Morin nói.

Vị chuyên gia khuyên cha mẹ nên ngăn chặn tình trạng đó bằng cách không cho con cái những thứ chúng muốn hoặc khen ngợi những đứa trẻ nỗ lực.

Theo CNBC