VNReport»Kinh tế»Doanh nghiệp»Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn nguy cơ dừng hoạt động vì không đạt thỏa thuận tái cấu trúc nợ

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn nguy cơ dừng hoạt động vì không đạt thỏa thuận tái cấu trúc nợ

14:13 - 17/05/2023

Thỏa thuận tái cấu trúc nợ giữa nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và các cổ đông lớn chưa đạt được vì PetroVietnam không đồng ý. Điều này dẫn đến nguy cơ nhà máy cung cấp 30-40% lượng xăng dầu cả nước phải dừng hoạt động.

Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) không đạt được thỏa thuận tái cấu trúc nợ với các chủ nợ, dẫn đến nguy cơ vỡ nợ sớm nhất vào tháng 11 và có thể phải dừng hoạt động.

NSRP điều hành nhà máy lọc dầu lớn nhất cả nước, là một liên doanh giữa các tập đoàn Idemitsu Kosan và Mitsui Chemicals của Nhật Bản, tập đoàn dầu khí Kuwait và PetroVietnam.

Mở cửa vào năm 2018, nhà máy Nghi Sơn có công suất thiết kế lọc 200.000 thùng dầu thô mỗi ngày. Nhà máy đang hoạt động ở công suất khoảng 10% mức thiết kế đó. Nghi Sơn thường cung cấp khoản 30%-40% xăng dầu cho cả nước và việc nhà máy này ngừng hoạt động có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhiên liệu nghiêm trọng.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cũng từng gặp khó khăn tài chính vào đầu năm ngoái.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cũng từng gặp khó khăn tài chính vào đầu năm ngoái.

“Chúng tôi muốn có thêm sự hỗ trợ từ chính phủ Nhật Bản và Việt Nam”, Tổng giám đốc NSRP So Hasegawa nói với các nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Nhật Bản vào ngày 7/5. NSRP đang xin gia hạn khoản vay tài trợ dự án từ một nhóm các ngân hàng do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đứng đầu.

Khi doanh số bán hàng sụt giảm trong đại dịch, NSRP chuyển hướng vốn lưu động sang trả nợ, khiến công ty thiếu tiền mặt. Mặc dù nhu cầu đã phục hồi, nhưng giá dầu thô tăng vọt do cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đẩy chi phí mua nguyên liệu lọc dầu lên cao. Và gánh nặng lãi suất của công ty dự kiến sẽ tăng lên, gây áp lực tài chính hơn nữa.

NSRP phải thanh toán nợ vào tháng 5 và tháng 11 hàng năm. Công ty đảm bảo được 375 triệu USD cho tháng này, nhưng 277 triệu USD cho tháng 11 tới sẽ khó khăn. Nhà máy lọc dầu dự kiến ngừng hoạt động trong 2 tháng bắt đầu từ tháng 8 để bảo trì định kỳ, cắt đứt nguồn thu nhập của công ty.

Dự kiến sắp khủng hoảng tiền mặt, NSRP và các chủ nợ đã đàm phán một kế hoạch tái cấu trúc nợ. Các ngân hàng đề xuất gia hạn thanh toán khoản nợ khoảng 2 tỷ USD trong hơn 3 năm. Nhưng cả 4 nhà đầu tư tại NSRP cần phải đồng ý với đề xuất này, và PetroVietnam chưa chấp thuận vì cần Bộ Công Thương ký duyệt. Các nhà đầu tư khác cũng như bản thân NSRP đã gửi thư đến Bộ Công Thương để kêu gọi chỉ đạo PetroVietnam chấp thuận kế hoạch tái cấu trúc.

Trong khi Nghi Sơn gặp khủng hoảng, nhà máy lọc dầu thứ hai trong nước là Dung Quất đang có tiến bộ trong nỗ lực tăng sản lượng. Ngày 5/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt kế hoạch 1,25 tỷ USD để mở rộng sản lượng 16% tại Dung Quất đến năm 2028. PetroVietnam cũng có kế hoạch xây dựng một nhà máy lọc dầu mới ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Các nhà đầu tư nước ngoài tại Nghi Sơn và PetroVietnam đã khó tìm được tiếng nói chung trong một thời gian. Năm ngoái, nhà máy lọc dầu phải giảm sản lượng vào tháng 2 khi giá dầu thô tăng cao và tình hình tài chính khó khăn, dẫn đến một đợt thiếu hụt xăng.

Năm ngoái, PetroVietnam cũng là bên do dự trong việc rót thêm tiền vào nhà máy lọc dầu, mặc dù cả 4 cổ đông cuối cùng đã thông qua một kế hoạch tài trợ khẩn cấp để ngăn chặn việc dừng hoạt động. Lần này, một thỏa thuận tương tự cũng có thể được thông qua.

Theo tờ Nikkei Asia, trong một cuộc gặp mặt tháng 1 với Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý việc tái cân bằng quyền sở hữu nhà máy lọc dầu. Theo một số suy đoán, nếu nhà máy Nghi Sơn tiếp tục khó khăn, các cổ đông nước ngoài có thể cân nhắc bán cổ phần của mình cho PetroVietnam.