VNReport»Top»5 tuyến vận tải biển bận rộn nhất thế giới

5 tuyến vận tải biển bận rộn nhất thế giới

17:15 - 20/12/2023

Các tuyến vận tải biển sau đây là huyết mạch của thương mại toàn cầu.

Vận tải biển là xương sống của thương mại toàn cầu, chịu trách nhiệm vận chuyển phần lớn hàng hóa và nguyên liệu thô giữa các quốc gia. Các tuyến vận tải biển là những huyết mạch kết nối các trung tâm sản xuất và thị trường tiêu thụ. Sau đây là 5 tuyến vận tải biển hàng đầu thế giới tính theo lưu lượng tàu đi qua.

  1. Eo biển Manche

Eo biển Manche (còn gọi là eo biển Anh) là tuyến vận tải biển bận rộn nhất trên thế giới, với hơn 400 tàu qua lại mỗi ngày. Eo biển nối giữa Biển Bắc và Đại Tây Dương là tuyến kết nối quan trọng giữa Anh và châu Âu lục địa. Đây là tuyến thương mại thiết yếu cho những mặt hàng như thực phẩm hay nhiên liệu, với hơn 16 triệu hành khách và 5 triệu xe tải đi qua eo biển này mỗi năm.

  1. Eo biển Malacca

Eo biển Malacca – nằm giữa Indonesia, Malaysia và Singapore – ghi nhận hơn 84.000 lượt tàu qua lại vào năm 2020. Đoạn đường biển dài 900 km này là tuyến thương mại chính giữa châu Á và châu Âu. Hàng hóa từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Á khác chủ yếu đi đến Trung Đông và châu Âu qua Malacca. Eo biển này cũng là tuyến đường chính cho các chuyến tàu chở dầu từ Trung Đông đến châu Á và xa hơn nữa.

  1. Eo biển Hormuz

Eo biển Hormuz – nằm giữa Iran và Oman – là một trong những điểm huyết mạch quan trọng nhất trong thương mại dầu mỏ. Đây là tuyến đường bính chính vận chuyển dầu từ Trung Đông, với hơn 21 triệu thùng dầu đi qua eo biển này mỗi ngày. Năm 2020, Hormuz chứng kiến hơn 20.000 chuyến tàu qua lại.

  1. Kênh đào Suez

Kênh đào Suez – nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ – có hơn 18.000 lượt tàu qua lại vào năm 2020. Đây là tuyến thương mại quan trọng cho hàng hóa di chuyển giữa châu Âu và châu Á, rút ngắn hành trình vài tuần so với tuyến đi vòng quanh phía nam châu Phi. Kênh đào này cũng là tuyến đường quan trọng cho các tàu chở dầu từ Trung Đông đến châu Âu.

  1. Kênh đào Panama

Kênh đào Panama giúp các tàu đi từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại mà không cần đi vòng quanh phía nam Nam Mỹ, rút ngắn thời gian hành trình cho các tàu di chuyển bờ tây và bờ đông châu Mỹ. Đây cũng là tuyến đường quan trọng cho các tàu container đi từ châu Á đến bờ đông của Mỹ. Năm 2020, có hơn 14.000 tàu đi qua kênh đào Panama.