VNReport»Kinh tế»Bộ Công Thương đề nghị biện pháp quản lý hàng triệu cá nhân kinh doanh online

Bộ Công Thương đề nghị biện pháp quản lý hàng triệu cá nhân kinh doanh online

15:49 - 24/09/2024

Mới đây, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành nghị định 85/2021 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 52/2013 về thương mại điện tử cùng các quy định liên quan.

Thương mại điện tử (Ecommerce/electronic commerce) là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trên Internet. Nó bao gồm một loạt các hoạt động, từ việc trao đổi thông tin cho đến việc thanh toán trực tuyến. Đại dịch COVID-19 ập đến đã làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày và thay đổi cách người tiêu dùng mua sắm. Việc có nhiều người mua sắm trực tuyến hơn đã thúc đẩy thương mại điện tử toàn cầu tăng đến tận 30% vào năm 2020.

Tại Việt Nam, theo nhận định của Bộ Công Thương trên tạp chí Kinh tế và Dự báo, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đang trải qua giai đoạn 10 năm phát triển rực rỡ khi liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16%-30%/năm.

Theo Modor Intelligence, tháng 1/2024, Việt Nam được ghi nhận là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất thế giới, dẫn đầu Đông Nam Á. Các nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2024, với doanh thu và khối lượng bán hàng vượt 310 nghìn tỷ đồng (12,5 tỷ USD), tăng 35% so với năm 2023.

Thương mại điện tử xu hướng ngày càng tăng tình trạng chào bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, với xu hướng ngày càng gia tăng

Không thể phủ nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, nhất là khi nó được thúc đẩy bởi sự thâm nhập của Internet và di động. Hơn nữa, sự chuyển đổi sang mua sắm trực tuyến và những tiến bộ trong thanh toán kỹ thuật số sẽ tiếp tục tạo đà tăng trưởng để thị trường TMĐT Việt Nam tiếp tục phát triển.

Song, đi cùng với sự bước nhảy vọt đó là những khó khăn trong công tác quản lý hàng hoá cũng như người kinh doanh trên không gian mạng.

Theo đó, các nền tảng bán hàng nước ngoài hiện không kiểm soát được chất lượng hàng hóa, ảnh hưởng kinh doanh thương mại và chợ truyền thống trong nước cũng như của nền kinh tế. Thậm chí nhiều đối tượng kinh doanh trên các sàn TMĐT thay vì có gian hàng thì chỉ chỉ tiếp nhận đặt hàng qua online, phân tán hàng hóa nhiều nơi, giao hàng nhỏ lẻ, hình thức bán hàng live trực tiếp với những lời mời gọi, giá rẻ, chào hàng hấp dẫn. Song, trên thực tế, các mặt hàng này không rõ nguồn gốc, xuất xứ, khó kiểm chứng, cạnh tranh không công bằng, xáo trộn thị trường, xung đột lợi ích với chợ truyền thống… gây xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm Luật Quản lý thuế, Luật Bảo vệ người tiêu dùng.

Thực tế, đây là một bài toán khó với Bộ Công Thương. Dù đang ở trong giai đoạn “phồn thịnh” của TMĐT nhưng rõ ràng, thương mại điện tử cũng tồn tại những yếu tố tiêu cực như tình trạng chào bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, với xu hướng ngày càng gia tăng, tiềm ẩn nhiều phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh và quyền, lợi ích của người tiêu dùng.

Theo đó, chỉ tính riêng trong năm 2023 Bộ đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt 12 tỉ đồng với giá trị hàng hóa gần 6 tỉ đồng. Có 14 văn bản được ban hành yêu cầu các đơn vị sở hữu sàn thương mại điện tử, website, ứng dụng gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm với 23.359 sản phẩm, chặn 6.254 gian hàng vi phạm.

Chính vì thế, Bộ Công Thương đang không ngừng nỗ lực hoàn thiện chính sách quản lý liên quan đến thương mại điện tử, trong đó đáng chú ý nhất là bổ sung quy định xác thực tài khoản người kinh doanh online là cá nhân, cung cấp thông tin trên các website… Theo nguồn tin trên Tuổi trẻ online, đây là một nội dung được đề xuất bổ sung trong Luật Giao dịch điện tử năm 2023; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cụ thể là bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán cá nhân, cung cấp thông tin trên các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ; phân cấp phân quyền trong quản lý nhà nước với hoạt động này cho địa phương để tăng quản lý, giám sát, giải quyết tranh chấp trực tuyến.

Bên cạnh đó, tăng trách nhiệm chủ sở hữu nền tảng số, nền tảng trung gian, người có ảnh hưởng; xác định rõ trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian như logistics, ISP, dịch vụ tiếp thị liên kết; có chính sách quản lý mạng xã hội cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; quy định với tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài với hoạt động thương mại điện tử…

Bộ cũng khẳng định sẽ tăng cường quản lý, theo dõi, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng; gỡ bỏ thông tin sản phẩm, hàng hóa vi phạm, đấu tranh xử lý với các hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành triển khai hiệu quả Đề án chống hàng giả trên sàn TMĐT và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, đồng thời xin ý kiến để sửa đổi nghị định 98 và nghị định 17, tăng cường chế tài với hành vi vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử.

Theo: https://kinhtevadubao.vn/mot-so-dinh-huong-cho-cac-doanh-nghiep-thuong-mai-dien-tu-phat-trien-nhu-mot-phan-cua-nen-kinh-te-tri-thuc-28237.html

https://tuoitre.vn/bo-cong-thuong-sap-co-bien-phap-quan-ly-hang-trieu-ca-nhan-kinh-doanh-online-20240917094030578.htm