VNReport»Kinh tế»Tài chính»Cách tiết kiệm chi tiêu bằng thẻ tín dụng

Cách tiết kiệm chi tiêu bằng thẻ tín dụng

16:54 - 23/09/2024

Theo nguồn tin trên báo Lao động, trong giai đoạn từ năm 2020 – 2023, thị trường thẻ tín dụng nội địa có sự thay đổi tích cực cả về quy mô phát hành và doanh số sử dụng. Theo đó, tính đến năm 2023, số lượng thẻ phát hành đã đạt khoảng 8,9 triệu thẻ với 78 triệu giao dịch tương đương tổng giá trị giao dịch là 260 nghìn tỉ đồng, tăng hơn 70% so với số liệu năm 2020. Những con số này cho thấy thẻ tín dụng càng ngày càng phổ biến trong hoạt động thanh toán

Thẻ tín dụng là loại thẻ do ngân hàng phát hành, cho phép người dùng chi tiêu trước và thanh toán sau theo một hạn mức nhất định. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, thẻ tín dụng giúp khách hàng mua trước và thanh toán lại cho ngân hàng sau.

Thông thường, ngân hàng miễn lãi từ 45 – 55 ngày. Nếu quá hạn, số tiền nợ sẽ phát sinh thêm lãi chậm thanh toán.

Hiện nay, thẻ tín dụng được xem là một công cụ tài chính trong đời sống hiện đại, đặc biệt là với người trẻ khi mà nó giúp người tiêu dùng dễ dàng quản lý chi tiêu và tạo ra cơ hội tiết kiệm. Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được quản lý đúng cách. Nhất là khi không trả thẻ tín dụng đúng hạn, khách hàng sẽ phải đối mặt với phí phạt chậm thanh toán tín dụng, giảm điểm tín dụng hay nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, phí phạt chậm thẻ tín dụng là số tiền phạt khi mà khách hàng không thanh toán đầy đủ số tiền trong khoảng thời gian miễn lãi và thời gian ân hạn, hay còn gọi là phí phạt trễ hạn. Tuỳ theo Tùy theo từng ngân hàng và từng loại thẻ tín dụng, thời gian miễn lãi sẽ khác nhau, thường sẽ là 45 – 55 ngày.

Ngoài phí phạt, lãi suất phạt cũng được áp dụng và cộng dồn khiến tổng số tiền phải trả khá lớn.

Bên cạnh đó, việc không trả nợ đúng hạn cũng ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của khách hàng bởi các khoản nợ xấu đều được lưu trữ tại Trung tâm tín dụng CIC.

Điểm tín dụng (hay còn gọi là điểm tín dụng) là một chỉ số thể hiện khả năng tài chính của một cá nhân hoặc tổ chức trong việc trả nợ. Điểm này được tính toán dựa trên nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến lịch sử tín dụng, giúp các tổ chức tài chính đánh giá mức độ rủi ro khi cho vay hoặc cấp thẻ tín dụng.

Điểm tín dụng xấu sẽ gây khó khăn khi cần vay tiền hay mở thẻ tín dụng mới.

Việc sử dụng thẻ tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được quản lý đúng cách.

Nếu số tiền nợ quá lớn và người dùng không có khả năng trả nợ, ngân hàng có thể dùng đến các biện pháp dự trên pháp lý. Trường hợp ngân hàng và khách không thể tự giải quyết, có thể dẫn đến tòa án xét xử và chủ thẻ có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Do đó, mặc dù thẻ tín dụng được coi là một công cụ tài chính trong đời sống hiện đại mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng song nếu không được sử dụng khéo léo, thẻ tín dụng có thể khiến người dùng đối mặt với các vấn đề tài chính, thậm chí còn vướng vào vòng lao lí. Vậy làm thế nào để sử dụng thẻ tín dụng có hiệu quả?

Chọn thẻ tín dụng phù hợp

Có rất nhiều loại thẻ tín dụng của các ngân hàng khác nhau, chính vì thế, hãy khảo sát và chọn cho mình một thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Khách hàng thường xuyên mua sắm nên chọn thẻ tín dụng có tỷ lệ hoàn tiền lớn và liên kết với nhiều cửa hàng cửa hàng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu nhưng vẫn có thể tiết kiệm. Trong khi đó, những khách hàng đam mêm du lịch có thể chọn loại thẻ tín dụng có hạn mức cao, có chương trình tích lũy dặm bay, phí giao dịch ngoại tệ thấp…

Thanh toán nợ đúng hạn 

Để không phát sinh phí chậm thanh toán và những hậu quả khác hãy thanh toán nợ không đúng hạn. Một mẹo đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn là lựa chọn đăng ký dịch vụ thanh toán tự động hàng tháng cho thẻ tín dụng hoặc theo dõi dư nợ thẻ trên ứng dụng ngân hàng điện tử.

Sử dụng miễn lãi một cách thông minh  

Thời gian miễn lãi là khoảng thời gian để chủ thẻ cân đối tài chính và hoàn trả sau khi chi tiêu mà không mất lãi. Thông thường, thời gian miễn lãi của thẻ tín dụng từ 45 – 55 ngày. Để tận dụng thời gian miễn lãi, hãy giao dịch vào ngày đầu chu kỳ thanh toán. Đặc biệt, những khoản sao kê lớn nên thực hiện ngay sau khi nhận được sao kê từ kỳ trước. Đồng thời, nên hạn chế mua sắm khi ngày sao kê đã đến gần. Chủ thẻ cũng nên kiểm tra giao dịch thường xuyên để đảm bảo khả năng thanh toán.

Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý

Thực tế, lập kế hoạch quản lý chi tiêu hợp lý là một nhiệm vụ cần thiết khi dùng bất kỳ loại thẻ nào.

Để lập ngân sách hàng tháng, cần xác định rõ các khoản thu nhập và chi phí (bao gồm thanh toán nợ thẻ tín dụng) để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, từ đó điều chỉnh chi tiêu cho phù hợp.

Theo: https://vtcnews.vn/cach-tiet-kiem-chi-tieu-bang-the-tin-dung-ar897158.html

https://laodong.vn/kinh-doanh/de-xuat-mot-so-co-che-uu-dai-de-day-manh-phat-hanh-the-tin-dung-noi-dia-1343089.ldo