VNReport»Chưa được phân loại»Dự phóng năm 2024, thuế thương mại điện tử sẽ vượt mốc 100.000 tỷ?

Dự phóng năm 2024, thuế thương mại điện tử sẽ vượt mốc 100.000 tỷ?

11:03 - 24/09/2024

Bắt đầu từ những năm 1990 và nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế số, trong những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) đã có sự phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt là ở Việt Nam.

Theo đó, thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Số liệu từ Bộ Công thương cho thấy, thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển rất nhanh, đặc biệt 5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng duy trì từ 20-25%/năm. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, smartphone và Internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm trực tuyến.

Cách đây khoảng 10 năm, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ của Việt Nam vào thời điểm đó đạt khoảng 2,2 tỷ USD, nhưng đến năm 2023, theo thống kê, đánh giá của Bộ Công Thương, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ đã đạt mức 20,5 tỷ USD, chiếm 8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn quốc. Tỷ lệ này đang được dự đoán đạt 10% vào năm 2025.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, smartphone và Internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm trực tuyến.

Tốc độ tăng trưởng bùng nổ đã đặt ra bài toán phải phát triển bền vững. Một trong các vấn đề quan trọng nhất của bài toán này đó là bảo đảm việc tuân thủ pháp luật của chủ thể tham gia thị trường, cụ thể là tuân thủ nghĩa vụ về thuế.

Thuế thương mại điện tử là loại thuế áp dụng đối với các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ diễn ra qua các nền tảng trực tuyến. Số liệu quản lý thuế trong năm 2022 và 2023 đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT như lần lượt là 3,1 triệu tỷ đồng, với số thuế đã nộp là 83.000 tỷ đồng cho doanh thu thuế năm 2022 và 3,5 triệu tỷ đồng, số thuế đã nộp là 97 nghìn tỷ đồng cho doanh thu thuế năm 2023. Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuế từ thương mại điện tử đã đạt hơn 78.000 tỉ đồng.

Mới đây, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử”.

Theo báo cáo, dự phóng năm 2024, lần đầu tiên thu thuế thương mại điện tử sẽ vượt mốc 100.000 tỷ đồng. Sự gia tăng mạnh mẽ này không chỉ đến từ các doanh nghiệp trong nước, mà còn từ các nền tảng quốc tế như Google, Facebook và Amazon. Đây là sự đột phá mạnh mẽ về nguồn thu thuế của TMĐT.

Rõ ràng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, smartphone và Internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm trực tuyến, từ đó doanh thu thuế cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, đồng thời nó cũng đặt ra không ít thách thức liên quan đến vấn đề thuế. So sánh với năm 2022 và năm 2023, dự phóng năm 2024, lần đầu tiên thu thuế thương mại điện tử sẽ vươt mốc 100.000 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy sự chuyển đổi trong nhận thức và hạnh động của các doanh nghiệp đang hoạt động trên sàn TMĐT.

Thực tế, để có được sự tăng trưởng đột phá về nguồn thu thuế thương mại điện tử, Tổng cục Thuế đã chủ động triển khai nhiều biện pháp như xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế, phối hợp với các bộ, ngành trong việc chia sẻ dữ liệu và kết nối với UBND các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, cơ sở dữ liệu từ các ngành như ngân hàng và viễn thông đã được đồng bộ, giúp công tác quản lý và thu thuế đạt hiệu quả cao hơn.

Theo đó, bà Nguyễn Thị Lan Anh – vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Bộ Tài chính) cho biết, ngành thuế đã đề xuất giải pháp sửa đổi chính sách thuế một cách đồng bộ, thống nhất.

Đó là việc bổ sung quy định pháp luật theo hướng tăng cường trách nhiệm của tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử. Yêu cầu sàn giao dịch có chức năng đặt hàng trực tuyến có trách nhiệm khấu trừ khai thuế thay, nộp thuế thay cho các cá nhân kinh doanh trên sàn.

Bên cạnh đó, ngành thuế vẫn đang tiếp tục làm giàu cơ sở dữ liệu lớn về thương mại điện tử để rà soát người nộp thuế đưa vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp thực tế, điều chỉnh doanh thu hoặc xử lý truy thu.

Ngoài ra, ngành khẳng định sẽ áp dụng mô hình quản lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử. Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp có rủi ro về thuế; thực hiện thanh tra, kiểm tra…

Đáng chú ý, ông Trần Minh Tuấn – vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) – cho hay bộ đang xây dựng nghị định về giao dịch điện tử, quy định toàn bộ hệ thống giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng có số lượng người sử dụng trên 3 triệu thì được coi là hệ thống giao dịch điện tử, thương mại điện tử lớn. Với các biện pháp quyết liệt này, hi vọng có thể khai thác tối đa lợi ích của TMĐT trong khi vẫn bảo đảm nghĩa vụ thuế và quản lý tài chính công.

Theo: https://baochinhphu.vn/nang-hieu-qua-quan-ly-thue-doi-voi-thuong-mai-dien-tu-102240923194833282.htm