VNReport»Chưa được phân loại»Quỹ hưu trí tự nguyện có phải giải pháp tích luỹ tài chính cho người trẻ trong tương lai?

Quỹ hưu trí tự nguyện có phải giải pháp tích luỹ tài chính cho người trẻ trong tương lai?

10:32 - 07/10/2024

Quỹ hưu trí tự nguyện (hay quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện) là loại hình đầu tư được tham gia đóng góp bởi người lao động và doanh nghiệp (người sử dụng lao động). Mục đích của chương trình hưu trí là tạo ra công cụ để người lao động đầu tư và tích lũy nhằm có thêm nguồn thu nhập bổ sung khi đến tuổi về hưu, bên cạnh lương hưu chi trả bởi Bảo hiểm xã hội.

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, việc chuẩn bị cho một tương lai tài chính ổn định là mục tiêu của nhiều người, đặc biệt là người trẻ. Ngày nay, họ có ý thức cao hơn về tích luỹ tài chính cho tương lai. Một trong những khái niệm mà người trẻ dành rất nhiều sự quan tâm đó là hưu trí. Hưu trí là một hành trình lâu dài đến cuối đời và không bao giờ là “quá sớm” để có một kế hoạch hưu trí.

Thực tế, tại các quốc gia phát triển, việc lập kế hoạch hưu trí đã trở thành một cấu phần quan trọng trong việc lập kế hoạch tài chính, bắt đầu ngay khi người lao động bước vào giai đoạn tích lũy tài sản. Tại Việt Nam, dân số đang già hoá nhanh hơn dự báo, nhiều người trẻ ý thức được việc chuẩn bị cho mình một quỹ hưu trí là cần thiết.

Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc và Tổng cục Thống kê Việt Nam, tuổi trung vị của dân số Việt Nam đã tăng từ 29.2 tuổi vào năm 2013 lên khoảng 32.8 tuổi vào năm 2023. Nghĩa là cứ mỗi ba năm, tuổi trung vị lại tăng thêm một tuổi, điều này cho thấy sự già hóa dân số tại nước ta đang diễn ra nhanh chóng. Dự kiến đến năm 2050, khoảng 25% dân số Việt Nam sẽ trên 60 tuổi. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với hệ thống an sinh xã hội và yêu cầu mỗi cá nhân phải có kế hoạch tài chính rõ ràng cho thời kỳ nghỉ hưu. Trong bối cảnh đó, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, quỹ hưu trí tự nguyện có phải là một giải pháp tích luỹ tài chính trong tương lai?

Hưu trí là một hành trình lâu dài đến cuối đời và không bao giờ là “quá sớm” để có một kế hoạch hưu trí.

Quỹ hưu trí tự nguyện (hay quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện) là loại hình đầu tư được tham gia đóng góp bởi người lao động và doanh nghiệp (người sử dụng lao động). Mục đích của chương trình hưu trí là tạo ra công cụ để người lao động đầu tư và tích lũy nhằm có thêm nguồn thu nhập bổ sung khi đến tuổi về hưu, bên cạnh lương hưu chi trả bởi Bảo hiểm xã hội.

Khác với các quỹ hưu trí bắt buộc do nhà nước quản lý, quỹ hưu trí tự nguyện không yêu cầu bắt buộc phải tham gia mà người tham gia có quyền tự quyết định mức đóng góp cũng như tần suất đóng góp. Chính vì thế, quỹ hưu trí tự nguyện cũng được coi là một giải pháp tích lũy tài chính rất hữu ích cho người trẻ.

Được biết, tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành quy định pháp lý về mô hình quỹ hưu trí tự nguyện vào năm 2016. Hiện nay, Bộ Tài chính để khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của mô hình này, Bộ Tài chính áp dụng mức ưu đãi khấu trừ thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân lên đến một triệu đồng mỗi tháng cho người tham gia cá nhân.

Hiện nay, có hai hình thức tham gia quỹ hưu trí tự nguyện.

Hình thức thứ nhất là cá nhân tự nguyện tham gia quỹ hưu trí. Hình thức này người lao động có thể tham gia bằng cách mở tài khoản hưu trí cá nhân tại công ty quản lý quỹ và đóng góp theo số tiền đã đăng ký trong từng kỳ giao dịch. Đối với người lao động tham gia chương trình hưu trí tự nguyện, thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp được ưu đãi tối đa là 3 triệu đồng nhân viên/tháng.

Cách còn lại là cá nhân tham gia đóng góp cùng doanh nghiệp và ủy thác cho người sử dụng lao động đóng góp hoặc trích tiền từ lương để đóng góp. Số tiền đóng góp được xác định dựa trên nhu cầu tích lũy theo tuổi già của mỗi cá nhân và dựa trên sự tự nguyện.

Khi về hưu, mức thụ hưởng sẽ được chi trả hàng tháng từ tài khoản hưu trí cá nhân dưới hình thức lương hưu. Quá trình chi trả sẽ kéo dài cho đến khi người lao động nhận lại toàn bộ tổng số tiền đóng góp cùng lãi từ đầu tư.

Vậy thời điểm nào tham gia quỹ hưu trí là phù hợp?

Việc bạn mong muốn nghỉ hưu ở thời điểm nào sẽ xác định xem bạn có bao nhiêu thời gian để tích luỹ tài chính cho kế hoạch nghỉ hưu. Ví dụ, muốn nghỉ hưu vào năm 60 tuổi, bạn có hơn 30 năm để tích lũy tài chính. Nếu mục tiêu là hưu trí sớm, chẳng hạn ở tuổi 40, việc xây dựng quỹ tài chính chỉ có 10 năm. Do đó, việc tham gia quỹ tài chính khi nào sẽ phụ thuộc vào kế hoạch nghỉ hưu của bạn. Đồng thời, nó cũng phụ thuộc vào nhu cầu của bạn về chi tiêu cuộc sống khi nghỉ hưu.

Nhìn chung, quỹ hưu trí tự nguyện chắc chắn là một giải pháp tích lũy tài chính hiệu quả cho người trẻ trong tương lai. Tham gia vào quỹ hưu trí này có thể đảm bảo một cuộc sống ổn định khi về già, thậm chí còn có cơ hội đầu tư và phát triển tài chính cá nhân trong suốt cuộc đời.

https://vnexpress.net/30-tuoi-tham-gia-quy-huu-tri-tu-nguyen-co-som-qua-khong-4685952.html