VNReport»Kinh tế»Tiêu dùng»Tôm hùm Việt Nam thịnh hành trở lại tại Trung Quốc

Tôm hùm Việt Nam thịnh hành trở lại tại Trung Quốc

10:32 - 23/10/2024

Tổng kim ngạch nhập khẩu tôm hùm Việt Nam của Trung Quốc đạt 205,87 triệu USD từ tháng 1 đến tháng 9, tăng 3.285% so với 9 tháng đầu năm ngoái và chiếm 37% tổng tôm hùm mà Trung Quốc nhập khẩu.

Nhập khẩu tôm hùm Việt Nam của Trung Quốc đã tăng 33 lần trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá thấp và liên kết thương mại chặt chẽ hơn khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với loại hải sản này mạnh mẽ dù tiêu dùng chung của Trung Quốc tăng chậm.

Tổng kim ngạch nhập khẩu tôm hùm Việt Nam của Trung Quốc đạt 205,87 triệu USD từ tháng 1 đến tháng 9, tăng 3.285% so với 9 tháng đầu năm ngoái và chiếm 37% tổng tôm hùm mà Trung Quốc nhập khẩu, theo Tổng cục Hải quan nước này.

Riêng trong tháng 9, nhập khẩu tô hùm của Trung Quốc từ Việt Nam tăng 133,9% so với tháng trước và tăng 2.336% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng nhập khẩu tôm hùm của Trung Quốc tăng 40,86% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 558,24 triệu USD trong 9 tháng, trong khi giá nhập khẩu giảm 23%.

Người tiêu dùng Trung Quốc vẫn thèm ăn tôm hùm dù còn do dự trong chi tiêu chung. Ảnh: AFP.

Người tiêu dùng Trung Quốc vẫn thèm ăn tôm hùm dù còn do dự trong chi tiêu chung. Ảnh: AFP.

Các nhà phân tích nhận định rằng mức tăng đột biến này cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc vẫn thèm các loại thực phẩm cao cấp dù còn do dự trong chi tiêu chung, bổ sung rằng chi phí nhập khẩu từ Việt Nam tương đối thấp do khác biệt về nhân công và vận chuyển.

“Tiêu dùng có thể đang suy yếu, nhưng vẫn có một bộ phận người tiêu dùng giàu có và không bị ảnh hưởng”, theo Zhao Xijun, giáo sư tài chính tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh.

Do nuôi trồng thủy sản trong nước không thể sản xuất đủ tôm hùm để đáp ứng nhu cầu, và sản phẩm của Việt Nam rẻ hơn, ông Zhao cho biết việc tăng cường nhập khẩu từ nước láng giềng là một biện pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt đơn giản.

Các nhà phân tích cho biết đường biên giới đất liền dài 1.281 km với Trung Quốc giúp chi phí vận chuyển của Việt Nam thấp so với các nước xuất khẩu xa hơn như Úc hay Canada.

“Tôi nghĩ rằng tất cả là do rẻ, rẻ, rẻ”, theo Frederick Burke, đại diện của Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam trong ban quản lý Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam.

Jack Nguyễn, Tổng giám đốc của công ty dịch vụ cho doanh nghiệp InCorp, cho biết loài giáp xác này có thể được vận chuyển tươi trong vòng một ngày, nên nó là lựa chọn khả thi cho người Trung Quốc sành ăn.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm hùm Việt Nam đã tìm đường trở lại thực đơn của người Trung Quốc từ năm ngoái sau một thời gian tạm dừng.

Trang web của hiệp hội cho biết vào tháng 10/2023, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu tôm hùm gai Việt Nam từng rất được ưa chuộng do có khả năng xung đột với luật bảo vệ động vật hoang dã.

Do đó, thị phần tôm hùm Việt Nam tại Trung Quốc đã giảm mạnh – từ 38,83% vào năm 2022 xuống còn 1,7% vào năm ngoái, theo dữ liệu hải quan,

Trung Quốc nhìn chung đã nới lỏng các quy định nhập khẩu hải sản khi đại dịch lắng xuống, theo biên tập viên Phùng Thị Kim Thu của VASEP.

Các thỏa thuận hai chiều cùng với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau đó đã giúp “tạo điều kiện” cho tăng trưởng xuất khẩu tôm hùm, bà Thu cho biết. Trung Quốc và toàn bộ Đông Nam Á đều nằm trong RCEP.

Quan hệ thương mại song phương, đôi khi bị thử thách bởi tranh cãi về chủ quyền biển đảo, đạt thêm một bước tiến vào tháng 11 năm ngoái, khi Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Hai bên đã đối thoại tại Việt Nam, được kỳ vọng ​​sẽ giúp các nhà xuất khẩu những sản phẩm mà ông Vương gọi là “chất lượng cao” của Việt Nam.

Theo: https://www.scmp.com/economy/china-economy/article/3283415/vietnamese-lobsters-claw-back-prominence-china-after-temporary-dip