VNReport»Kinh tế»Tài chính»Cách bắt đầu thói quen tiết kiệm cho Gen Z

Cách bắt đầu thói quen tiết kiệm cho Gen Z

16:41 - 01/11/2024

Một cuộc khảo sát diễn ra trong năm nay của của Bank of America với 1.000 người trên 18 tuổi cho thấy, chỉ 15% Gen Z – những bạn trẻ sinh từ năm 1997 đến 2012 – có thói quen thường xuyên tiết kiệm tiền. Đồng thời, cũng chỉ khoảng 20% người khảo sát thuộc Gen Z có đóng góp vào tài khoản hưu trí.

Gen Z hay Thế hệ Z là những người sinh ra vào cuối những năm 1990 – đầu những năm 2000 (khoảng những năm 2010). Theo Nielsen, đến năm 2025, thế hệ Z của Việt Nam sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động cả nước, tương đương khoảng 15 triệu người. Đây là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng với Internet và các thiết bị số. Do dễ dàng tiếp cận kho thông tin rộng lớn của Internet nên những người trẻ tuổi này quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề xã hội và môi trường, từ đó có trách nhiệm hơn trong hành vi tiêu dùng của mình. Sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ số bùng nổ cũng khiến thế hệ này có tư duy nhạy bén, đặc biệt thế hệ Z rất độc lập và cá tính nhờ cách nghĩ khác về tiền bạc.

Theo đó, một cuộc khảo sát diễn ra trong năm nay của của Bank of America với 1.000 người trên 18 tuổi cho thấy, chỉ 15% Gen Z – những bạn trẻ sinh từ năm 1997 đến 2012 – có thói quen thường xuyên tiết kiệm tiền. Đồng thời, cũng chỉ khoảng 20% người khảo sát thuộc Gen Z có đóng góp vào tài khoản hưu trí.

Thực tế, Gen Z là những người tiêu dùng thông minh và có ý thức. Họ thường tìm kiếm các sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường và có nguồn gốc rõ ràng. Họ ưa chuộng mua sắm trực tuyến, thông thạo các giao dịch trực, thường tham khảo ý kiến từ mạng xã hội và các đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng. Họ cũng có xu hướng chi tiêu cho trải nghiệm hơn là vật chất, như du lịch và sự kiện giải trí. Chính ví thế, những người trẻ thuộc thế hệ này khó xây dựng thói quen tiết kiệm. Việc xây dựng thói quen tiết kiệm để tích luỹ khó diễn ra một sớm một chiều. Vậy phải Gen Z xây dựng thói quen tiết kiệm như thế nào?

Quản lý thu nhập hàng tháng

Bạn có thể trở nên có kỷ luật hơn về tài chính bằng cách theo dõi chi tiêu và số tiền dư lại hàng tháng.

Phân chia chi tiêu thành các danh mục như sinh hoạt, giải trí, và tiết kiệm sẽ giúp quản lý tài chính tốt hơn

Bạn cần biết tổng mức thu nhập của bản thân sẽ phải chi tiêu vào những khoản nào. Đặt ra các mục tiêu cụ thể như tiết kiệm cho một chuyến du lịch, mua sắm đồ công nghệ mới, hoặc xây dựng quỹ khẩn cấp. Sau đó lập ngân sách cho các khoản chi tiêu đó. Có thể bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả nguồn thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Giới hạn chi tiêu cho các khoản đó. Việc phân chia chi tiêu thành các danh mục như sinh hoạt, giải trí, và tiết kiệm (ví dụ: quy tắc 50-30-20: 50% cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho sở thích, 20% cho tiết kiệm) sẽ giúp quản lý tài chính tốt hơn. Bạn cũng có thể điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp với thu nhập và nhu cầu của bản thân. Nhờ đó, bạn sẽ biết chính xác mình chi tiêu vào đâu.

Lập ngân sách cũng giúp bạn trở nên có kỷ luật hơn về tài chính bằng cách theo dõi chi tiêu và số tiền dư lại hàng tháng bởi thay vì vung tay cho những khoản không cần thiết, bạn sẽ học được cách quản lý số tiền đó. Suy nghĩ về điều này cũng giúp bạn dần suy nghĩ về các mục tiêu tài chính trong tương lai. Tóm lại, khi có mục tiêu rõ ràng, việc tiết kiệm sẽ trở nên dễ dàng hơn, vì bạn có lý do cụ thể để từ chối những khoản chi tiêu không cần thiết.

Tạo khoản dự phòng

Tạo một khoản dự phòng là điều cần thiết với bất kỳ ai.

Ngay cả khi bạn chưa xây dựng được kỷ luật tài chính, bạn ít nhất cũng nên có khoản tiền dự phòng cho các tình huống xấu phát sinh như mất việc hoặc nguồn thu nhập bị gián đoạn. Khoản dự phòng này được các chuyên gia cho rằng nên tương đương ít nhất 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt hàng tháng.

Hãy cố gắng trích ra một phần trong thu nhập để tạo tài khoản dự phòng. Một phần nhỏ cũng được, nhưng bạn cần kiên trì trong một thời gian dài, tích tiểu thành đại để tạo một khoản dự phòng.

Đặt ra các mục tiêu tài chính

Các mục tiêu tài chính là cơ sở thúc đẩy bạn tiết kiệm. Hãy đặt ra các mục tiêu tài chính khác như trả hết nợ vay sinh viên, mua nhà hoặc tiết kiệm cho hưu trí…

Khi đặt ra các mục tiêu tài chính, có 3 câu hỏi cần bạn trả lời, cụ thể: Mục tiêu tài chính của bạn sẽ tốn bao nhiêu tiền và mất bao lâu để đạt được? Khi nào bạn muốn đạt được từng mục tiêu? Bạn muốn ưu tiên mục tiêu nào?

Bằng ba câu hỏi này, bạn sẽ lập được một kế hoạch tài chính chi tiết và chặt chẽ.

Bắt đầu thói quen tiết kiệm không phải là điều quá khó khăn, nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Hãy tỉnh táo và hành động sớm để có thể xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai, mang lại sự tự tin và an tâm trong cuộc sống.

https://vnexpress.net/cach-bat-dau-thoi-quen-tiet-kiem-cho-gen-z-4786363.html