VNReport»Kinh tế»Tiêu dùng»Bán nông sản qua livestream Shopee thành “cơn sốt”

Bán nông sản qua livestream Shopee thành “cơn sốt”

10:24 - 05/09/2024

Theo đó, từ tháng 5 vừa qua, Shopee đã ra mắt chương trình “Đại Tiệc Livestream Trái Cây” thuộc khuôn khổ dự án Shopee Fruit với mục đích thực hiện hoá sứ mệnh mở rộng kênh tiêu thụ nông sản trực tuyến và nâng đỡ nông nghiệp Việt, cũng như giúp kết nối các nhà vườn với đối tác phân phối uy tín.

Được biết, chương trình của Shopee sẽ giới thiệu các loại trái cây tươi ngon được giao ngay trong ngày đi kèm mức giá hấp dẫn.

Đáng chú ý, dự án còn gây ấn tượng với livestream “Nông Sản Vườn Du Ký” diễn ra vào ngày 15 hàng tháng khi đưa người xem về tận các nhà vườn thăm thú, tạo cơ hội cho nông dân chia sẻ về câu chuyện nghề nông cũng như quảng bá sản phẩm của mình ngay trên livestream. Đồng thời, hàng trăm phiên live bán hàng do các KOL/KOC duyên dáng cầm trịch cũng diễn ra trong cùng ngày, góp phần lan tỏa chất lượng của trái cây Việt đến với đông đảo người dùng.

Chương trình livestream của Shopee đưa người xem về tận vườn nông sản thăm thú. Nguồn: Người lao động.

Kể từ khi ra mắt, mô hình bán nông sản qua livestream trên Shopee đã trở thành “cơn sốt” với những con số ấn tượng. Hơn 8,000 đơn hàng gồm 18 tấn nông sản tươi ngon từ các vùng miền đã đến được tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Các phiên livestream thực hiện bởi hơn 150 KOL/KOC, đạt hơn 20 triệu lượt xem trên Shopee Live và các nền tảng mạng xã hội.

Thời gian qua, chất lượng của nông sản Việt không ngừng cải thiện và nâng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới. Đặc biệt, nông sản Việt dần khẳng định vị thế tại các thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm, hình thức, mẫu mã, bao bì và về cả chất lượng dịch vụ cung ứng. Xuất khẩu nông sản luôn giữ vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thế giới dễ xảy ra biến động, với quy mô dân số trên 100 triệu người, việc tận dụng, khai thác thị trường nội địa được cho là “lối mở” cho thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản của Việt Nam.
Nông sản là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Nhiều thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu,… đều đánh giá cao nông sản của Việt Nam. Song, thị trường nội địa lại chưa có cơ hội tiếp cận với nông sản chất lượng cao của đất nước mình.

Nông sản là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Nguyên nhân là do hầu hết với các doanh nghiệp lớn kinh doanh nông sản, đặc biệt là nông sản có giá trị cao hiện nay thường tập trung vào thị trường xuất khẩu. Bởi, giá trị xuất khẩu trên thị trường quốc tế cao hơn thị trường trong nước, đem lại lợi nhuận cao hơn, hấp dẫn các doanh nghiệp hơn. Bên cạnh đó, do thị hiếu của người tiêu dùng luôn mong muốn sản phẩm giá rẻ, nên những nông sản chưa đảm bảo chất lượng hoặc chất lượng không cao vẫn tiêu thụ được trên thị trường. Những nông sản chất lượng cao, có giá thành cao hơn cũng kén người tiêu dùng hơn.

Tuy nhiên, một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có nhu cầu nhiều hơn về các sản phẩm nông sản chất lượng cao được sản xuất trong nước. Thế nhưng, thị trường đa dạng về chủng loại, mẫu mã, nguồn gốc, người tiêu dùng gặp khó khi muốn tìm kiếm sản phẩm nội địa chất lượng cao.

Trước thực trạng này, các chuyên gia cho rằng, nông sản Việt cần phải đẩy mạnh chinh phục thị trường nội địa nhằm khơi thông dòng chảy tiêu thụ nông sản; đồng thời giúp các sản phẩm tự tin vươn ra thị trường thế giới.

Và với sự bùng nổ của thương mại điện tử như hiện nay, bày bán trên các sàn thương mại điện tử là một giải pháp hợp lý. Lựa chọn livestream để nông sản tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng là một hình thức thông minh trong bối cảnh livestream là xu hướng như hiện nay.

Trước đó, các phiên livestream bán nông sản đã diễn ra trên TikTok. Đây cũng là một thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn. Tuy nhiên, sàn thương mại điện tử phổ biến hơn vẫn là Shopee. Theo đó, báo cáo mới công bố của Công ty phân tích & tư vấn phát triển kênh thương mại điện tử YouNet ECI, gần ba phần tư chi tiêu chảy vào Shopee, với tổng giao dịch (GMV) đạt 62.380 tỷ đồng, chiếm 71,4% thị phần. Xếp thứ hai tiếp tục là TikTok Shop với 19.240 tỷ đồng, tương đương 22%. Quý trước, tốc độ tăng trưởng tổng giao dịch của Shopee nhanh hơn TikTok Shop, lần lượt đạt 16,1% so với 4,8%, giúp “ngôi vương” củng cố thêm 3,5 điểm thị phần. TikTok Shop vẫn chưa theo kịp Shopee vì phụ thuộc lớn vào nhóm ngành thời trang và phụ kiện – chiếm 37,5% trên tổng giao dịch, trong khi Shopee chỉ 24%. Chính vì thế, các phiên livestream bán trái cây trên shopee đang nhận được nhiều kỳ vọng sẽ khiến thị trường nông sản nội địa bùng nổ.

Theo: https://vnexpress.net/shopee-tiktok-shop-chiem-hon-90-thi-phan-ban-le-online-4780874.html

https://cafef.vn/co-hoi-cho-nha-nong-tu-cac-phien-livestream-ban-trai-cay-tren-shopee-188240831140753721.chn