VNReport»Kinh tế»Doanh nghiệp»Doanh nghiệp nước ngoài muốn có thêm ưu đãi để bù đắp thuế tối thiểu toàn cầu

Doanh nghiệp nước ngoài muốn có thêm ưu đãi để bù đắp thuế tối thiểu toàn cầu

15:45 - 30/05/2023

Theo một nguồn tin của Reuters, các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm Sansung đang đàm phán với Chính phủ Việt Nam để nhận những ưu đãi mới trị giá nhiều triệu USD, nhằm bù đắp cho khoản thuế mà họ sắp phải trả thêm theo quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu.

Samsung và các công ty nước ngoài khác đang thúc đẩy Chính phủ đưa ra những ưu đãi trị giá nhiều triệu USD để bù đắp cho khoản thuế mà họ sẽ phải trả thêm theo quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, theo một nguồn tin của Reuters.

Từ tháng 1 năm sau, các công ty đa quốc gia lớn sẽ phải trả mức thuế suất tối thiểu 15%, theo quy tắc thuế mới đã được thông qua bởi hơn 140 nước trên thế giới – bao gồm Việt Nam.

Quy tắc này yêu cầu những công ty đa quốc gia có doanh thu hàng năm hơn 750 triệu euro phải trả thuế suất hiệu quả ít nhất 15%. Điều đó nghĩa là nếu một doanh nghiệp trả thuế suất thấp hơn 15% ở một nước, thì chính phủ nơi doanh nghiệp này đặt trụ sở có thể thu thêm thuế để thuế suất hiệu quả đạt đến 15%.

Năm 2019, Samsung trả thuế suất doanh nghiệp từ 5,1% đến 6,2% ở Việt Nam.

Năm 2019, Samsung trả thuế suất doanh nghiệp từ 5,1% đến 6,2% ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, nhiều công ty đa quốc gia đang hưởng thuế suất thấp hơn nhiều so với mức 15% nhờ những chính sách ưu đãi về thuế mà Chính phủ ban hành để thu hút đầu tư nước ngoài.

Để tránh thất thoát ngoại tệ, Việt Nam cần nhanh chóng ban hành luật để đánh thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài ít nhất 15%, theo các chuyên gia. Tuy nhiên, quy định thuế tối thiểu toàn cầu có thể khiến đất nước – vốn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài – kém hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp đa quốc gia lớn.

“Nếu điều này không được giải quyết triệt để, khả năng cạnh tranh của Việt Nam sẽ giảm sút”, theo Hong Sun – Chủ tịch Phòng Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Ông lưu ý rằng các nhà đầu tư Hàn Quốc đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi về thuế.

Hồi tháng 4, trong một cuộc họp với Chính phủ, các đại gia công nghệ Hàn Quốc Samsung và LG, nhà sản xuất chip Intel của Mỹ và công ty Bosch của Đức – cùng một số công ty lớn khác – đòi hỏi có ưu đãi đền bù, theo nguồn tin đã tham gia cuộc họp này.

Dưới áp lực, Chính phủ đang soạn một dự thảo nghị quyết có thể được Quốc hội thông qua vào tháng 10, bù đắp một phần cho các công ty lớn, nguồn tin cho biết.

Những công ty này đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào Việt Nam và là các nhà sử dụng lao động lớn. Ví dụ, Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, sử dụng 160.000 lao động và sản xuất một nửa số điện thoại thông minh của mình ở nước ta. Giá trị hàng xuất khẩu của Samsung chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Thuế suất của Samsung thay đổi theo từng địa bàn, dao động trong khoảng từ 5,1% đến 6,2% vào năm 2019 ở Bắc Ninh và Thái Nguyên – nơi công ty sản xuất điện thoại thông minh – theo dữ liệu tài chính do công ty công bố.

Theo dự thảo nghị quyết (vẫn có thể thay đổi), các công ty có khoản đầu tư lớn vào Việt Nam sẽ được phép nhận trợ cấp bằng tiền mặt sau thuế hoặc tín dụng thuế được hoàn lại để hỗ trợ chi tiêu sản xuất hoặc nghiên cứu của họ.

Nguồn tin cho biết tổng chi phí của dự thảo ước tính khoảng vài trăm triệu USD mỗi năm, với chi phí của Việt Nam lên tới ít nhất 200 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, chi phí sẽ gần tương đương với thu ngân sách bổ sung mà Chính phủ dự kiến có được từ thuế suất cao hơn áp dụng với các công ty đa quốc gia lớn.

Các công ty nhỏ hơn không nằm trong phạm vi chịu thuế tối thiểu toàn cầu cũng có thể nhận được trợ cấp, nguồn tin cho biết. Điều này nhằm giảm những khả năng xung đột với quy tắc quốc tế.