VNReport»Kinh tế»Tiêu dùng»Giãn cách ở Việt Nam làm tăng lo ngại nguồn cung cà phê toàn cầu

Giãn cách ở Việt Nam làm tăng lo ngại nguồn cung cà phê toàn cầu

14:43 - 30/08/2021

Giá cà phê robusta tăng mạnh khi các quy định về giãn cách xã hội ở Việt Nam gây khó cho việc xuất khẩu cà phê.

Việc giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở TP HCM – trung tâm xuất khẩu của Việt Nam – đang gây áp lực lớn hơn nữa đối với nguồn cung cà phê toàn cầu.

Việt Nam là nhà sản xuất số một của cà phê robusta, loại cà phê có vị đắng được sử dụng trong cà phê hòa tan và một số loại cà phê espresso.

Việt Nam là nhà xuất khẩu cà phê robusta số một thế giới.

Việt Nam là nhà xuất khẩu cà phê robusta số một thế giới.

Giá hợp đồng kỳ hạn cà phê robusta đạt mức cao nhất trong 4 năm là 2.043 USD/tấn vào thứ Sáu, tăng gần 50% kể từ đầu năm. Trước đó, cà phê arabica tăng lên mức cao nhất trong 7 năm vào tháng 7 sau khi sương giá trái mùa ở Brazil ảnh hưởng đến các cây cà phê vốn đã suy yếu do hạn hán.

Các hạn chế di chuyển ở TP HCM đồng nghĩa với việc các nhà xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả hạt cà phê, đến các cảng để vận chuyển đi khắp thế giới. Điều này đặt ra thêm một vấn đề khác đối với các nhà xuất khẩu vốn đã phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng container và chi phí vận chuyển tăng vọt.

TP HCM và các cảng trên địa bàn thành phố là một phần quan trọng của mạng lưới vận chuyển toàn cầu chạy từ Trung Quốc đến Châu Âu.

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam và các tổ chức thương mại khác đã kêu gọi Chính phủ giảm bớt các hạn chế để tránh chậm trễ kéo dài đối với các lô hàng và các chi phí liên quan.

Tuần trước, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã đáp lại những lo ngại bằng cách ra lệnh cho các chính quyền địa phương ở các tỉnh thành phía Nam giảm bớt gánh nặng không cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả cà phê.

Những khó khăn mà các nhà sản xuất Việt Nam phải đối mặt là vấn đề mới nhất của ngành cà phê. Brazil, nhà sản xuất hạt cà phê arabica – loại cà phê đắt tiền hơn so với robust – lớn nhất thế giới, đã chứng kiến ​​mùa màng của họ bị ảnh hưởng bởi hạn hán và sương giá.

Đợt sương giá tồi tệ nhất ở Brazil kể từ năm 1994 đã đẩy giá hạt cà phê chưa rang lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua. Theo các báo cáo, thiệt hại do sương giá gây ra nghiêm trọng đến mức một số nông dân trồng cà phê có thể phải trồng lại cả cây. Điều này có nghĩa là họ phải mất đến 3 năm để sản xuất trở lại.