VNReport»Kinh tế»Tiêu dùng»Hai xu hướng tiêu dùng đối lập của giới trẻ khi cần thắt chặt chi tiêu

Hai xu hướng tiêu dùng đối lập của giới trẻ khi cần thắt chặt chi tiêu

11:45 - 05/11/2024

Trong bối cảnh mọi chi phí, giá cá tăng chóng mặt như hiện nay, áp lực tài chính cũng theo đó được tăng cao. Đối mặt với áp lực này, nhiều người trẻ chưa có nền tảng vững chắc về kinh tế đã lựa chọn thắt chặt chi tiêu. Việc thắt chặt chi tiêu của một bộ phận người trẻ này tạo ra hai xu hướng tiêu dùng đối lập trong chính giới trẻ.

Xu hướng “tiêu dùng dưới định mức” (underconsumption core).

Được biết, một bộ phận giới trẻ tập trung vào xu hướng “tiêu dùng dưới định mức” (underconsumption core). Underconsumption core được hiểu là lối sống tập trung vào việc sử dụng đồ dùng trong nhiều năm thay vì mua mới liên tục để chạy theo các trào lưu.

Theo đó, tại Mỹ, xu hướng “tiêu dùng dưới định mức” đang nở rộ với lối sống tập trung vào việc sử dụng đồ dùng trong nhiều năm thay vì mua mới liên tục để chạy theo các trào lưu.

Điều này được minh chứng khi mức độ tiêu thụ các sản phẩm xa xỉ trong thời gian gần đây có xu hướng sụt giảm. Kering, công ty mẹ của Gucci, đồng thời cũng sở hữu các thương hiệu như Yves Saint Laurent và Balenciaga cho biết: Cổ phiếu của công ty giảm 8% vào tháng 7 và doanh thu hoạt động trong nửa cuối năm nay dự kiến sẽ giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí, giá trị của Kering, đã giảm xuống còn 37 tỷ euro (40,99 tỷ USD), mức thấp nhất của chính công ty trong bảy năm qua. So với doanh thu 326 tỷ euro mà “gã khổng lồ” LVMH kiếm được thì con số này quá là nhỏ bé.

Người tiêu dùng không có kế hoạch mua đồ thay thế cho đến khi những vật dụng này thực sự hỏng hóc nặng.

Thế nhưng LVMH, chủ sở hữu của 75 “thương hiệu” trong đó có 2 thương hiệu quen mặt của với nhiều người là Louis Vuitton và Dior, cũng cho biết doanh số bán hàng tăng trưởng yếu và giá trị công ty giảm 9% trong năm nay.

Thay vì đổ dồn tập trung vào nhóm hàng xa xỉ, những người ủng hộ phong trào tiêu dùng dưới định mức thường chia sẻ các vật dụng mà họ đã dùng trong nhiều năm – ví dụ như khăn tắm từ nhà bố mẹ, bộ mỹ phẩm chỉ gồm vài món cần thiết, đồ nội thất cũ mua ở cửa hàng secondhand… Thậm chí họ không có kế hoạch mua đồ thay thế cho đến khi những vật dụng này thực sự hỏng hóc nặng.

Bên cạnh đó, theo dữ liệu của Google Trends, trong 12 tháng qua, lượt tìm kiếm cụm từ “underconsumption core” đã tăng hơn 4.250%. Rất nhiều người dùng đã đăng tải video trên TikTok để mô tả về lối sống tiêu dùng ít mua sắm, trong đó có những video nhận được hàng trăm ngàn lượt thích và chia sẻ. Các chuyên gia cho biết, xu hướng “tiêu dùng dưới định mức” phản ánh việc giới trẻ Mỹ nói riêng và một bộ phận giới trẻ trên thế giới quá mệt mỏi với việc phải theo đuổi một lối sống vật chất với những tiêu chuẩn rất khó để duy trì.

Tại Việt, Shopee và đơn vị khảo sát Kantar Profiles công bố kết quả khảo sát về hành vi mua sắm của Gen Z trong quý 2/2024, cũng chỉ rõ sự thay đổi trong hành vi mua sắm từ bốc đồng sang có chủ đích của thế hệ này. Theo báo cáo của Kantar Profiles, cứ 2 Gen Z sẽ có 1 người dành ít nhất 5 ngày để tìm hiểu về sản phẩm trước khi mua, bao gồm đọc đánh giá (26%), xem video giới thiệu sản phẩm (20%) và tìm kiếm thông tin giá cả.

Báo cáo Xu hướng Tài chính 2023 của Decision Lab trước đó cũng chỉ rõ người Việt đang ngày càng thận trọng hơn với tình hình tài chính cá nhân. Có khoảng 50% người ưu tiên hàng đầu cho tiết kiệm và 48% muốn đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình trước tình huống khẩn cấp. So với năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lần lượt 10% và 15%. Xu hướng tiêu dùng của người trẻ Việt Nam trong năm 2024 vẫn duy trì thái độ tài chính thận trọng khi có hẳn 54% lựa chọn tiết kiệm nhiều hơn nữa.

Xu hướng tiếp tục chi tiêu cho những sản phẩm cao cấp

Đối lập với xu hướng tiêu dùng dưới định mức, một bộ phận giới trẻ vẫn có xu hướng tiếp tục chi tiêu cho những sản phẩm cao cấp hoặc trải nghiệm độc đáo, mặc dù ngân sách có hạn. Tương ứng với đặc điểm tiêu dùng của gen Z khi coi đây là cách để nâng cao giá trị bản thân và tận hưởng cuộc sống, bất chấp những khó khăn tài chính.

Đặc biệt là khi thương hiệu xa xỉ liên tục xuất hiện trên mạng xã hội, sự bùng nổ của mạng xã hội trở thành công cụ hấp dẫn người tiêu dùng vào các mặt hàng xa xỉ, kể cả khi họ tự ti vì áp lực tài chính thì các nhãn hàng vẫn xuất hiện trên mạng xã hội với lời hứa hẹn biến họ nên tốt đẹp hơn. Sự phân hóa này không chỉ phản ánh tâm lý và giá trị khác nhau trong giới trẻ mà còn cho xu hướng tiêu dùng hiện đại của người trẻ.

Theo đó, 2/3 Gen Z xem các nền tảng thương mại điện tử là điểm khởi đầu cho hành trình mua sắm của họ, đồng thời thể hiện sự tin tưởng vào các nền tảng này để tìm hiểu về sản phẩm trước khi chốt đơn. Đáng chú ý, một nửa số người tham gia khảo sát ban đầu chọn tìm hiểu sản phẩm trên các nền tảng thương mại xã hội nhưng sau đó quay trở lại các nền tảng thương mại điện tử để hoàn tất giao dịch.

Thực tế, cách nhiều người định nghĩa địa vị ngày nay bị ảnh hưởng nhiều từ mạng xã hội. Khi mà lượt tiếp cận, lượt like công khai trở thành thước đo địa vị của một người. Số lượng người theo dõi và “lượt thích” đã biến những nền tảng này thành công cụ mạnh mẽ để đạt được và phô trương địa vị. Do đó, nhiều người vẫn chạy theo các sản phẩm xa xỉ chỉ để khoe lên mạng xã hội và được những “người theo dõi” công nhận. Theo kết luận của công ty tư vấn tài chính Bernstein, một người cảm thấy không an toàn về hình ảnh trên mạng xã hội của mình, còn cách nào tốt hơn để tăng giá trị của họ trong mắt người khác ngoài việc đăng ảnh chụp với những món đồ đắt tiền.

https://vneconomy.vn/hai-xu-huong-tieu-dung-doi-lap-cua-gioi-tre-khi-can-that-chat-chi-tieu.htm