VNReport»Kinh tế»Tài chính»Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là gì?

Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là gì?

16:46 - 12/11/2024

Tiết kiệm trở thành kênh đầu tư được nhiều người ưa chuộng khi quản lý tài chính cá nhân ngày càng quan trọng. Trong bối cảnh đó, bảo hiểm tiền gửi là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ tài sản của người gửi.

Bảo hiểm tiền gửi là gì?

Bảo hiểm tiền gửi là một hình thức bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền khi gửi vào ngân hàng. Trong đó, hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi được quy định rõ ràng tại điều 24, Luật Bảo hiểm tiền gửi.

Để được hưởng bảo hiểm tiền gửi, người gửi cần đảm bảo rằng tiền gửi của mình là bằng đồng Việt Nam và được thực hiện tại một ngân hàng tham gia chương trình bảo hiểm tiền gửi (hiện nay, hầu hết các tổ chức tín dụng trong nước đều có bảo hiểm tiền gửi). Các hình thức tiền gửi như tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi đều được bảo hiểm.

Bảo hiểm tiền gửi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.

Theo đó, bảo hiểm tiền gửi hoạt động như một mạng lưới an toàn, giúp bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trong trường hợp ngân hàng gặp khó khăn. Nó là Bảo một chiếc “áo giáp” bảo vệ tiền bạc của bạn khi gửi vào ngân hàng. Nhờ đó, giúp giảm thiểu rủi ro, người dân có thể yên tâm gửi tiết kiệm mà không quá lo lắng. Điều này cũng khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động tiết kiệm, đồng thời góp phần ổn định hệ thống ngân hàng.

Đặc biệt là trong thời đại số hóa, các dịch vụ tài chính trực tuyến phát triển mạnh mẽ như hiện nay, bảo hiểm tiền gửi càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó không chỉ bảo vệ người gửi khỏi rủi ro mất mát do ngân hàng phá sản mà còn giúp nâng cao lòng tin vào hệ thống ngân hàng.

Bảo hiểm tiền gửi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.

Với sự gia tăng của các sản phẩm tài chính cũng như các kênh đầu tư tài chính mới, bảo hiểm tiền gửi chính là một công cụ hữu hiệu để người dân quản lý tài chính cá nhân một cách an toàn và hiệu quả, góp phần xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.

Lưu ý rằng, không phải tất cả các khoản tiền gửi đều được bảo hiểm. Có 2 loại tiền không được bảo hiểm là tiền gửi bằng ngoại tệ hoặc tiền gửi của các tổ chức. Thời gian để nhận được tiền bồi thường cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là gì?

Cụ thể, theo điều 24, Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định, hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Thực tế, hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ do Thủ tướng quy định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo từng thời kỳ. Như vậy, theo quy định này, nếu

tổng số dư tiền gửi của một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lớn hơn hạn mức trả tiền bảo hiểm thì khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của người đó (bao gồm tiền gốc và tiền lãi) tối đa sẽ bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Theo Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg ngày 20/10/2021 của Thủ tướng, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Có được chi trả toàn bộ số tiền gửi?

Trong từng trường hợp cụ thể, Ngân hàng Nhà nước có thể chi trả toàn bộ cho người gửi tiền.

Theo đó, dựa vào quy định tại Điều 188 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7, sau khi phương án phá sản được phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng quyết định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền, tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại tổ chức tín dụng.

Quy định này cộng với các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, thì 2024 thì bên cạnh hạn mức trả tiền bảo hiểm 125 triệu đồng thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng, trong từng trường hợp cụ thể, Ngân hàng Nhà nước có thể trình Thủ tướng quyết định chi trả toàn bộ cho người gửi tiền.

https://vtcnews.vn/han-muc-tra-tien-bao-hiem-tien-gui-la-gi-ar905676.html