VNReport»Kinh tế»Tài chính»Triển vọng kinh tế thế giới tệ hơn dự báo

Triển vọng kinh tế thế giới tệ hơn dự báo

14:39 - 14/11/2022

Các chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) gần đây của các nền kinh tế lớn ngày càng xấu đi, theo IMF.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết vào Chủ nhật rằng triển vọng kinh tế toàn cầu thậm chí còn ảm đạm hơn so với dự báo của tháng trước. Lý do là kết quả các cuộc khảo sát nhà quản lý mua hàng ngày càng tệ hơn trong những tháng gần đây.

IMF đổ lỗi cho việc thắt chặt chính sách tiền tệ để cố gắng kiềm chế lạm phát liên tục cao và trên diện rộng, tốc độ tăng trưởng yếu ở Trung Quốc, gián đoạn nguồn cung liên tục và tình trạng mất an ninh lương thực do cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Tháng trước, tổ chức tài chính quốc tế này cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2023 xuống còn 2,7%, so với dự báo trước đó là 2,9%. Trong một blog chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 ở Indonesia, IMF cho biết các chỉ số tần suất cao gần đây “xác nhận rằng triển vọng còn ảm đạm hơn”, đặc biệt là ở châu Âu.

IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 xuống còn 2,7% vào tháng trước, nhưng mới đây cho biết triển vọng còn xấu hơn.

IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 xuống còn 2,7% vào tháng trước, nhưng mới đây cho biết triển vọng còn xấu hơn.

Họ cho biết các chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) gần đây đánh giá hoạt động sản xuất và dịch vụ cho thấy sự suy yếu ở hầu hết nhóm 20 nền kinh tế lớn. Các hoạt động kinh tế dự kiến thu hẹp trong khi lạm phát vẫn ở mức cao.

“Chỉ số của một tỷ lệ ngày càng tăng các nước G20 đã rơi từ vùng tăng trưởng đầu năm nay sang các mức báo hiệu suy thoái”, IMF cho biết, nói thêm rằng sự phân mảnh toàn cầu đóng góp thêm vào “một tập hợp các rủi ro về phía giảm”.

“Những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt là vô cùng lớn và các chỉ số kinh tế suy yếu cho thấy những thách thức lớn hơn ở phía trước”, IMF cho biết, nói thêm rằng môi trường chính sách hiện tại “không chắc chắn một cách bất thường”.

Một cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ hơn ở châu Âu sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến tăng trưởng và làm tăng lạm phát, trong khi lạm phát cao kéo dài có thể khiến lãi suất chính sách tăng mạnh hơn dự kiến ​​và thắt chặt hơn nữa các điều kiện tài chính toàn cầu.

IMF cho biết rằng điều đó gây ra “rủi ro ngày càng tăng về một cuộc khủng hoảng nợ công đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương”.

Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết ngày càng khắc nghiệt cũng sẽ gây hại cho tăng trưởng trên toàn cầu.