VNReport»Kinh tế»Tiêu dùng»Khoai tây chiên Mỹ trước nguy cơ thành món xa xỉ vì đòn thuế

Khoai tây chiên Mỹ trước nguy cơ thành món xa xỉ vì đòn thuế

11:33 - 23/04/2025

Món khoai tây được nhiều người yêu thích đang đứng trước nguy cơ trở thành một món “xa xỉ” đối với người tiêu dùng do Canada – thị trường cung cấp dầu chiên canola lớn nhất bị áp thuế. Nếu các biện pháp thuế này được thực thi, không chỉ người tiêu dùng sẽ phải chi trả nhiều hơn cho món ăn vặt khoái khẩu này, mà các nhà hàng, quán ăn và chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh cũng sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí nguyên liệu và giá thành sản phẩm.

Theo nguồn tin từ VnExpress, tại Mỹ có khoảng 30% khoai tây trồng trong nước để chế biến thành khoai tây chiên đông lạnh. Theo Circana, trong số hàng tỷ lượt khách đến nhà hàng ở Mỹ năm 2023, gần 14% có ít nhất một người gọi món khoai tây chiên.

Mỗi năm, Mỹ tự sản xuất khoảng 20 triệu tấn khoai tây. Đáng chú ý, để cho ra đời thành phẩm khoai tây chiên giòn rụm, các đầu bếp thường sử dụng dầu canola hoặc dầu đậu nành. Thực tế, trong nhiều thập kỷ, các nhà hàng đã sử dụng mỡ bò để chiên khoai tây. Tuy nhiên, dầu canola đã thay thế vị trí này khi mỡ động vật bị coi là không lành mạnh.

Canola được chiết xuất từ cây cải dầu, trước đây thường dùng để thắp đèn và bôi trơn máy móc. Sau Thế chiến II, khi nhu cầu về dầu máy giảm, các nhà nghiên cứu Canada đã tìm ra cách sử dụng cây này, và cuối cùng đã tạo ra một sản phẩm ăn được và bền vững, được người Mỹ sử dụng ngày nay.

Ngày nay, phần lớn dầu canola mà Mỹ sử dụng nhập khẩu từ Canada. Hiệp hội Canola Mỹ cho biết 69% dầu canola được sử dụng tại Mỹ là nhập khẩu, trong đó khoảng 96% đến từ Canada. Mỹ cũng nhập khẩu khoảng 1,7 tỷ USD khoai tây chiên đông lạnh, loại này chiếm ưu thế tại hầu hết các nhà hàng thức ăn nhanh. Trong 5 năm qua, lượng khoai tây chiên đông lạnh nhập khẩu đã vượt qua sản lượng trong nước. Tất cả các giao dịch này đều được miễn thuế nhờ Hiệp định Thương mại tự do Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) và NAFTA trước đó.

Mỗi năm, Mỹ tự sản xuất khoảng 20 triệu tấn khoai tây.

Đáng chú ý, Canada lại đang chịu ảnh hưởng từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp đặt.

Theo đó, tổng thống Trump đã áp thuế 25% lên hàng hóa từ Canada, bao gồm những mặt hàng thuộc Hiệp định Thương mại tự do Mỹ – Mexico – Canada (USMCA). Điều này gây lo ngại cho kim ngạch thương mại trị giá 762 tỷ USD mỗi năm, mặc dù lệnh này đã được tạm hoãn. Khoai tây chiên, vốn phụ thuộc vào dầu canola từ Canada, có thể gặp khó khăn nếu giá dầu tăng.

Chưa kể đến, khoai tây chiên còn đóng vai trò quan trọng trong ngân sách của nhiều nhà hàng. Nguyên liệu cho một chiếc bánh burger có thể chiếm khoảng 30% giá bán, trong khi khoai tây chiên chỉ chiếm khoảng 20%. Ngay cả trước khi Tổng thống Trump áp thuế, ngành thực phẩm đã gặp khó khăn do giá cả tăng, khiến người tiêu dùng chi tiêu ít hơn cho khoai tây chiên.

Theo thông tin từ tháng 10, công ty Lamb Weston, một nhà cung cấp lớn 80% khoai tây chiên cho các chuỗi thức ăn nhanh ở Mỹ, đã tăng giá bán thêm 5% do chi phí sản xuất tăng.

Mặc dù chịu áp lực chi phí khoai tây chiên tăng, các nhà hàng vẫn đang phải đối mặt với việc giá các nguyên liệu khác cũng tăng mạnh, đặc biệt là thịt bò (tăng hơn 40% trong 5 năm qua) và trứng (tăng gần 100% so với năm 2020). Giá dầu ăn tăng mạnh nối tiếp đà tăng trưởng 50% kể từ năm 2020, có thể gây ra khủng hoảng cho món khoai tây chiên.

Trong bối cảnh này, các nhà nhập khẩu khó dự đoán giá khoai tây chiên sẽ tăng bao nhiêu, và các nhà hàng có thể chịu một phần chi phí hoặc chuyển chi phí này cho khách hàng. Các nhà hàng cũng có lựa chọn việc quay lại sử dụng mỡ động vật, dù vậy, đây không phải là giải pháp tiết kiệm chi phí. Một thùng mỡ bò 0,016 tấn có giá 60-119 USD, trong khi dầu canola hoặc đậu nành cùng lượng chỉ khoảng 40 USD.

Một số nhà hàng cao cấp dùng mỡ vịt đắt hơn, như Duckfat ở Portland, Maine, tính 8 USD cho phần khoai nhỏ. Chuyển sang mỡ động vật sẽ biến khoai tây chiên từ

https://vnexpress.net/khoai-tay-chien-my-truoc-nguy-co-thanh-mon-xa-xi-vi-don-thue-4876664.html