VNReport»Kinh tế»Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,9% trong quý 4/2022

Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,9% trong quý 4/2022

09:47 - 27/01/2023

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm hơn so với quý 3 và bước vào năm 2023 với ít động lực hơn do lãi suất tăng và lạm phát vẫn ở mức cao đè nặng lên nhu cầu.

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ theo năm 2,9% trong quý 4/2022, nhưng bước vào năm nay với ít động lực hơn do lãi suất tăng và lạm phát vẫn ở mức cao đè nặng lên nhu cầu.

Hôm thứ Năm, Bộ Thương mại Mỹ cho biết tăng trưởng quý trước giảm nhẹ so với mức 3,2% trong quý 3. Chi tiêu của người tiêu dùng giúp thúc đẩy mức tăng trong quý 4, trong khi thị trường nhà ở suy yếu và các doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu tài sản cố định.

Giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 kết thúc một năm kinh tế giảm tốc với mức tăng trưởng 1% trong quý 4/2022 so với một năm trước đó, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 5,7% trong năm 2021. Sự suy giảm một phần phản ánh sự trở lại với tốc độ tăng trưởng bình thường hơn sau khi sản lượng tăng mạnh trong bối cảnh doanh nghiệp mở cửa trở lại, kích thích tài khóa và đại dịch suy yếu vào năm 2021.

“Ngoài thị trường lao động, chúng ta đang thực sự chứng kiến sự chậm lại trên diện rộng trong hoạt động kinh tế”, theo Kathy Bostjancic, nhà kinh tế trưởng tại Nationwide “Đây sẽ không phải là một cuộc hạ cánh mềm”.

Chi tiêu tiêu dùng – động lực chính của nền kinh tế – tăng trưởng 2,1% trong 3 tháng cuối cùng của năm 2022.

Chi tiêu tiêu dùng – động lực chính của nền kinh tế – tăng trưởng 2,1% trong 3 tháng cuối cùng của năm 2022.

Các nhà đầu tư đang xem xét kỹ lưỡng dữ liệu để tìm các dấu hiệu về áp lực lên nền kinh tế từ chiến dịch tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nhằm hạ nhiệt nền kinh tế và giảm lạm phát cao.

Tính đến thời điểm hiện tại của năm 2023, nhiều nhà giao dịch tỏ tỏ ra hài lòng rằng hoạt động kinh tế vẫn đủ mạnh để suy thoái không chắc chắn xảy ra trong năm nay. Cùng với dữ liệu lạm phát hạ nhiệt, điều đó giúp thúc đẩy sự phục hồi khiêm tốn của các chỉ số chứng khoán sau khi bị bán tháo năm ngoái.

Fed được cho là sẽ tăng lãi suất chậm lại khi họp vào tuần tới và tranh luận về mức tăng lãi suất trong năm nay khi họ theo dõi quỹ đạo của lạm phát và các diễn biến kinh tế khác.

Thị trường lao động đã hạ nhiệt phần nào nhưng vẫn tiếp tục mạnh mẽ. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm vào tuần trước và giữ ở mức gần mức thấp nhất trong lịch sử, bất chấp các thông báo sa thải lan rộng trong ngành công nghệ.

Người lao động nhận được mức tăng lương lớn cuối năm ngoái. Điều đó đã giúp chi tiêu tiêu dùng – động lực chính của nền kinh tế – tăng trưởng với tốc độ ổn định theo năm là 2,1% trong quý trước.

Mặc dù có một số dấu hiệu chống chịu tốt, dữ liệu gần đây cho thấy người tiêu dùng và doanh nghiệp đang bắt đầu chùn bước. Doanh số bán lẻ giảm vào tháng trước với tốc độ nhanh nhất trong năm 2022. Các cuộc khảo sát nhà quản lý mua hàng cho thấy lãi suất cao hơn và lạm phát dai dẳng đè nặng lên nhu cầu trong tháng 1 trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Doanh nghiệp cắt giảm nhân công tạm thời vào tháng 12 trong tháng thứ 5 liên tiếp, một dấu hiệu cho thấy tình trạng mất việc làm trên diện rộng hơn có thể sắp xảy ra.

Nhiều nhà kinh tế lo ngại về khả năng Mỹ suy thoái trong năm nay. Họ lo lắng rằng những nỗ lực kiềm chế lạm phát của Fed có thể dẫn đến cắt giảm chi tiêu và mất việc làm trên diện rộng. “Những cơn gió ngược từ lãi suất tăng vọt, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu tùy ý và các nền kinh tế nước ngoài yếu kém là những vấn đề lớn đối với Mỹ vào cuối năm 2022”, theo Bill Adams, nhà kinh tế trưởng của Comerica Bank. “Tôi cho rằng tăng trưởng GDP thực có thể sẽ chuyển sang mức âm trong nửa đầu năm nay”.

Sự tích tụ hàng tồn kho giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, khoản mục này rất dễ biến động. Doanh thu cuối cùng cho người mua tư nhân trong nước, thước đo chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, đánh giá nhu cầu cơ bản trong nền kinh tế, tăng 0,2% theo năm trong quý 4, giảm từ 1,1% trong quý 3.

Một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất với lãi suất – nhà ở – đang gặp khó khăn trong bối cảnh lãi suất thế chấp cao. Đầu tư nhà ở giảm trong suốt năm ngoái, trong khi doanh số bán nhà hiện hữu giảm gần 18% trong năm 2022 so với năm trước.