VNReport»Sự kiện & Bình luận»Trong nước»Thiếu vật tư, các bệnh viện lớn nguy cơ ngừng hoạt động

Thiếu vật tư, các bệnh viện lớn nguy cơ ngừng hoạt động

17:12 - 24/02/2023

Các bệnh viện lớn như Việt Đức, Bạch Mai và Chợ Rẫy cho biết vật tư, hóa chất y tế đã gần hết. Nếu không giải quyết sớm tình trạng này, các bệnh viện có thể phải ngừng hoạt động.

Các bệnh viện lớn cho biết đang đối mặt với tình trạng thiếu vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm phục vụ chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Nếu tình trạng này không được sớm giải quyết, các bệnh viện có nguy cơ phải ngừng hoạt động.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vật tư, hóa chất là do những vấn đề trong quá trình đấu thầu đặt mua các mặt hàng này.

Tình trạng thiếu vật tư y tế xảy ra từ giữa năm ngoái khi hàng loạt lãnh đạo Bộ Y tế và các bệnh viện lớn bị khởi tố vì cáo buộc sai phạm trong quản lý và đấu thầu.

Tình trạng thiếu vật tư y tế xảy ra từ giữa năm ngoái khi hàng loạt lãnh đạo Bộ Y tế và các bệnh viện lớn bị khởi tố vì cáo buộc sai phạm trong quản lý và đấu thầu.

Trong một buổi tạo đàm vào thứ Năm, GS TS Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức – nói rằng bệnh viện này chỉ còn đủ hóa chất khí màu dùng trong 1 tuần và hóa chất ghép tạng dùng trong 2 tuần. Ông Giang cho biết tình hình thiếu hóa chất, vật tư y tế cần được tháo gỡ ngay, nếu không bệnh viện sẽ chỉ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu hoặc dừng hoạt động.

Hôm thứ Sáu, Bệnh viện Việt Đức ra thông báo hạn chế mổ xếp lịch, ưu tiên các ca cấp cứu kể từ ngày 1/3.

Việt Đức là một trong những bệnh viện lớn nhất ở Hà Nội và miền Bắc, đặc biệt là trong ngành ngoại khoa. Năm 2022, bệnh viện đã thực hiện hơn 79.000 ca mổ. Trung bình có 2.000 bệnh nhân nội trú và 2.000 bệnh nhân đến khám mỗi ngày. Số lượng bệnh nhân đến khám và phải chờ điều trị rất cao trong bối cảnh bệnh viện thiếu vật tư, hóa chất trầm trọng.

Các bệnh viện lớn khác gồm Bạch Mai, K và Chợ Rẫy cũng đang gặp khó khăn tương tự. Theo thông tin tại hội thảo, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm tại các bệnh viện lớn trên cả nước gần như hết hoàn toàn.

PGS TS Đào Xuân Cơ – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội – cho biết tại hội thảo rằng ngoài khó khăn về vật tư y tế, bệnh viện này còn khó khăn về tài chính, có nguy cơ không có lương mới để trả cho cán bộ, nhân viên. Ông Cơ cho biết Bệnh viện Bạch Mai đề xuất khẩn cấp với Bộ Y tế và Chính phủ đầu tư nguồn ngân sách để sớm có thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tri Thức – Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – cảnh báo bệnh viện có thể tạm dừng hoạt động vì quy định phải có 3 báo giá đối với mỗi gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế. Ông cho biết đối với nhiều loại vật tư, hóa chất y tế thiết yếu, bệnh viện không thể thu thập được 3 báo giá.

Ông cũng phàn nàn về các vấn đề bất cập khác trong quy định xây dựng giá gói thầu. Ví dụ: bệnh viện mời được rất ít công ty tư vấn thẩm định giá, khiến hầu hết các gói thầu không thể thực hiện theo phương án thẩm định giá.

Tại hội thảo, một trong những nguyên nhân thiếu hóa chất được đưa ra là việc sử dụng hóa chất xét nghiệm trên hệ thống do nhà cung cấp hóa chất đặt tại Bệnh viện thực hiện. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, có công văn đề nghị dừng sử dụng máy mượn, máy đặt như vậy. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 144 để tháo gỡ khó khăn này, nhưng Nghị quyết 144 chỉ có hiệu lực đối với các hợp đồng đặt mua máy hóa chất trước ngày 5/11/2022.

Các giám đốc của bệnh viện Bạch Mai và Chợ Rẫy cho biết 2 bệnh viện đã phải gửi bệnh nhân chụp chiếu đến các cơ sở khác vì thiếu máy móc và hóa chất xét nghiệm.

Tình trạng bệnh viện thiếu thuốc, vật tư y tế đã xảy ra từ giữa năm ngoái sau khi hàng loạt lãnh đạo Bộ Y tế và các bệnh viện lớn bị khởi tố vì cáo buộc liên quan đến sai phạm trong quản lý và đấu thầu. Thủ tướng Phạm Minh Chính khi đó nhận xét rằng nhiều cán bộ sợ, không dám chịu trách nhiệm đặt mua vật tư y tế.