VNReport»Kinh tế»Tiêu dùng»Việt Nam vẫn là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Việt Nam vẫn là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

08:13 - 22/11/2023

Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company cho biết Việt Nam là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực năm thứ hai liên tiếp, và dự kiến đến năm 2025.

Việt Nam là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong năm thứ hai liên tiếp, và dự kiến sẽ giữ vị trí này cho đến năm 2025, theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 8 do Google, Temasek và Bain & Company công bố vào tuần trước.

Báo cáo – bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – cho biết bất chấp những khó khăn kinh tế toàn cầu, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của khu vực vẫn đi lên, tăng trưởng 11%/năm và dự kiến đạt 218 tỷ USD.

Báo cáo cho biết doanh thu của khu vực từ nền kinh tế số sẽ đạt 100 tỷ USD trong năm nay.

Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán kỹ thuật số: 19% trong năm 2022 và 2023.

Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán kỹ thuật số: 19% trong năm 2022 và 2023.

GMV của Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 30 tỷ USD trong năm nay lên khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025 nhờ thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.

Riêng thương mại điện tử ước tính tăng trưởng 11% trong năm nay với tốc độ tăng trưởng kép 22%/năm trong giai đoạn từ 2023 đến 2025, đạt khoảng 24 tỷ USD.

Ngành du lịch dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn trong năm nay, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch nội địa. Du lịch trực tuyến tăng trưởng ở mức 21% lên 7 tỷ USD.

Theo báo cáo, quá trình chuyển đổi hành vi không thể đảo ngược từ ngoại tuyến sang trực tuyến tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong sử dụng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, bao gồm cả thanh toán kỹ thuật số.

Tỷ lệ thanh toán kỹ thuật số trên tổng giá trị thanh toán trong toàn khu vực đạt 50%. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán kỹ thuật số: 19% trong năm 2022 và 2023 và tăng trưởng kép trung bình 13% trong các năm 2023-25.

Sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, đầu tư từ các ngân hàng cũng như việc sử dụng rộng rãi và phổ biến mã QR sẽ tiếp tục thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số ở Việt Nam.

Andrea Campagnoli – trưởng văn phòng và đối tác sáng lập của Bain & Company Việt Nam – cho biết: “Điều đặc biệt là GMV và doanh thu của nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á tiếp tục đà tăng trưởng hai con số, với doanh thu dự kiến sẽ phá mốc 100 tỷ USD vào năm 2023”.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng những người dùng có giá trị cao (HVU) tiếp tục thúc đẩy phát triển bền vững, nhưng triển vọng tăng trưởng lớn nằm ở việc mở rộng cơ sở người dùng.

Marc Woo – giám đốc điều hành Google Châu Á Thái Bình Dương tại Việt Nam – cho biết hơn 70% giá trị giao dịch của nền kinh tế số được thực hiện bởi 30% người chi tiêu hàng đầu ở Đông Nam Á. Tuy vậy, những người dùng không phải HVU cũng là một cơ hội đáng kể.

Tại Việt Nam, HVU chi gấp 5,4 lần so với người không phải HVU.

Ông Woo cho biết, khi nhu cầu của người tiêu dùng tiếp tục tăng, phần lớn những người không phải HVU mong muốn tăng chi tiêu trực tuyến, nếu có thể tạo dựng được niềm tin nhiều hơn và giải quyết các rào cản như nhu cầu chạm tận tay sản phẩm.

Ông Campagnoli cho biết mặc dù mặc dù nền kinh tế số đang mở rộng đối tượng phục vụ ở Đông Nam Á trong những năm gần đây, nhưng người tiêu dùng bên ngoài khu vực thành thị lớn vẫn có nguy cơ đối mặt với khoảng cách kinh tế số ngày càng lớn.

Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng là 3 thành phố lớn dẫn đầu về mức độ tham gia kỹ thuật số tại Việt Nam, nhưng khoảng cách với các địa phương khác còn lớn, ông cho biết.