VNReport»Công nghệ»Thế giới số»Xâm nhập thị trường Việt Nam, hàng giá rẻ trên Temu có được lòng người tiêu dùng Việt?

Xâm nhập thị trường Việt Nam, hàng giá rẻ trên Temu có được lòng người tiêu dùng Việt?

11:43 - 30/10/2024

Những ngày gần đây, người tiêu dùng Việt Nam xôn xao bàn tán trước thông tin Temu – sàn thương mại điện tử xuyên biên giới bắt đầu hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Temu là một nền tảng mua sắm trực tuyến của Trung Quốc được ra mắt tại Mỹ với khẩu hiệu “Team Up, Price Down” (Mua thêm, giảm giá). Dù mới chỉ ra mắt vào 1/9/2022 nhưng sàn thương mại điện tử này đã bỏ túi cho mình nhiều thành tích khủng. Theo đó, số liệu của YipitData cho thấy Temu đã đạt 862 triệu USD tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV) chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023. Nếu tính riêng thì GMV của Temu đã tăng mạnh từ 3 triệu USD tháng 9/2022 lúc mới ra mắt lên đến 387 triệu USD vào tháng 3/2023.

Chính vì ưu điểm giá rẻ, cộng với sự đa dạng hàng hoá nên thông tin Temu xâm nhập vào thị trường Đông Nam Á nhận được nhiều sự quan tâm. Nếu như các nhà sản xuất nhỏ lẻ ở Đông Nam Á ngày càng lo lắng trước sự xâm nhập của hàng giá rẻ Trung Quốc, người tiêu dùng trong khu vực lại thích thú với mức giá phải chăng của đồ chơi, mỹ phẩm và quần jean – những thứ giao đến họ nhanh chóng chỉ nhờ vài cú nhấp chuột trên các nền tảng như Temu.

Mặc dù nhiều sàn thương mại điện tử Trung Quốc cung cấp hàng hóa với giá siêu rẻ vào thị trường Việt Nam gây nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhưng đối với người tiêu dùng Việt Nam, sự gia tăng các sản phẩm giá hời này lại mang đến sự thoải mái trong bối cảnh chi phí sinh hoạt cao, cho phép họ mở rộng ngân sách vượt ra ngoài những chi phí thiết yếu như năng lượng và tiền thuê nhà.

Temu chưa hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Song, thực tế, dù được nhiều người quan tâm nhờ lợi thế giá rẻ, nhưng nhiều người tiêu dùng Việt Nam sau khi tìm hiểu về Temu đã nhận thấy những điểm yếu, bất cập của sàn thương mại điện tử này nhất là về chất lượng hàng hoá, vận chuyển và phương thức thanh toán có thể đem lại không ít rủi ro. Chưa kể đến việc sàn thương mại chưa hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Theo đó, mặc dù Temu cung cấp đa dạng sản phẩm từ làm đẹp đến đồ gia dụng nhưng chất lượng sản phẩm trên sàn TMĐT này không đồng đều. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng cũng chia sẻ họ gặp rất nhiều khó khăn trong đổi trả sản phẩm sau khi mua hàng trên sàn Temu. Do Temu chưa cho phép thanh toán khi nhận hàng (COD), người dùng phải trả tiền qua thẻ tín dụng hoặc Apple/Google Pay ngay khi đặt mua. Cách thanh toán này tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt khi khách hàng nhận được sản phẩm không đạt yêu cầu hoặc không đúng mô tả. Dù có chính sách đổi trả, nhưng với bản chất là một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, phần lớn người bán trên Temu là từ Trung Quốc nên việc đổi trả hoặc hoàn tiền thường mất nhiều thời gian.

Đáng chú ý, theo thông tin trên báo điện tử Tuổi Trẻ, hàng hoá từ Temu “oanh tạc” thị trường Việt Nam thời gian qua vì đã bắt tay với một số doanh nghiệp vận chuyển của Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam như Best Express và Ninja Van.

Hai doanh nghiệp này cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng chỉ trong 4 – 7 ngày từ Quảng Châu đến Việt Nam, ngang với thời gian giao hàng nội địa từ TP.HCM ra Hà Nội. Hơn nữa, các kho và trung tâm phân phối lớn ngay sát biên giới Việt Nam cho phép hàng hóa từ Trung Quốc xâm nhập dễ dàng. Cùng với việc Temu chưa có đại diện pháp lý tại Việt Nam khiến việc giải quyết khiếu nại gặp nhiều khó khăn.

Theo các chuyên gia, cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ, đảm bảo rằng các sàn thương mại điện tử quốc tế hoạt động minh bạch và tuân thủ quy định của Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp nội địa. Bộ Công Thương cũng kịp thời đưa ra khuyến cáo về sự thận trọng khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử với những trường hợp như Temu, là không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Thực tế, tại Việt Nam không phải đợi đến khi Temu xuất hiện, người tiêu dùng mới có thể mua được các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc. Trên Shopee, người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng mua được các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc thông qua các shop order. Hơn nữa, tính đến thị thời điểm hiện tại thương mại điện tử tại Việt Nam gần như bị chiếm lĩnh bởi các sàn ngoại, mà chủ yếu đến từ Trung Quốc. Chẳng hạn, sàn Shopee thuộc Tập đoàn SEA Limited – một tập đoàn công nghệ đa quốc gia dù có trụ sở tại Singapore nhưng cổ đông lớn nhất là Tencent đến từ Trung Quốc; TikTok Shop thuộc sở hữu của ByteDance (Trung Quốc); Lazada thuộc sở hữu của Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc). Trong đó, chỉ riêng: Shopee, TikTok Shop, Lazada đã chiếm lĩnh thị trường trong nước vượt trội, tổng giá trị hàng hóa chi phối lên tới hơn 90%.

Trên thị trường ngập tràn các sản phẩm từ Trung Quóc tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng. Chính vì thế, trong bối cảnh TMĐT bùng nổ như hiện nay, người tiêu dùng cần cẩn trọng

https://tuoitre.vn/vo-mong-voi-san-temu-20241030083628735.htm