VNReport»Sự kiện & Bình luận»Trong nước»Việt Nam cân nhắc phát triển các nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ

Việt Nam cân nhắc phát triển các nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ

11:55 - 17/09/2024

Điện hạt nhân có thể được đưa vào dự thảo sửa đổi Quy hoạch điện VIII.

Kế hoạch phát triển điện quốc gia mới nhất đến năm 2030 – Quy hoạch điện VIII – không bao gồm điện hạt nhân, nhưng Việt Nam có thể xem xét các lò phản ứng module nhỏ, với công suất 300 MW mỗi lò.

Điện hạt nhân có thể được đưa vào dự thảo sửa đổi Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương đề xuất.

Bộ này được giao nghiên cứu phát triển điện hạt nhân để bổ sung nguồn điện nền và giảm phát thải, theo Chính phủ.

Bộ Công Thương được giao nghiên cứu phát triển điện hạt nhân để bổ sung nguồn điện nền và giảm phát thải.

Bộ Công Thương được giao nghiên cứu phát triển điện hạt nhân để bổ sung nguồn điện nền và giảm phát thải.

Theo nhà cung cấp thông tin thị trường S&P Global, Việt Nam đang đặt mục tiêu phát triển điện hạt nhân và tăng công suất điện mặt trời khi gặp khó trong việc mở rộng các nguồn năng lượng than, khí đốt, gió và thủy điện.

Năm 2009, Việt Nam đã phê duyệt dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận công suất 4.000 MW, nhưng vào tháng 11/2016, Quốc hội đã hoãn dự án này. Kể từ đó, tỉnh Ninh Thuận đã phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo với các dự án năng lượng gió và mặt trời.

Bộ Công Thương dự kiến ​​sẽ tiến hành đánh giá lại kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII “do tiến độ chậm, đặc biệt là trong phát triển LNG (khí đốt hóa lỏng) và điện gió ngoài khơi”, theo S&P Global.

Một giải pháp ngắn hạn khác đang được xem xét là mở rộng công suất năng lượng mặt trời vì hệ thống có thể được lắp đặt nhanh chóng, nhưng theo Quy hoạch điện VIII, năng lượng mặt trời không phải là ưu tiên vì chỉ được lên kế hoạch bổ sung thêm 1,5 GW đến năm 2030 (không bao gồm điện mặt trời mái nhà).

Việc sửa đổi Quy hoạch điện VIII gặp một số thách thức, theo S&P Global.

Kế hoạch hiện tại giới hạn công suất điện than ở mức 30,13 GW đến năm 2030, cho phép phát triển thêm 3,383 GW từ các dự án đang được xây dựng. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho biết các dự án điện than mới không khả thi do sự phản đối của địa phương và thiếu hỗ trợ tài chính.

Bộ này cũng lưu ý rằng kế hoạch nâng công suất thủy điện lên 29,346 GW từ mức 22,878 GW hiện tại đi kèm với những rủi ro liên quan đến thiên tai, biến đổi khí hậu và các thách thức không lường trước khác.

Điện gió trên bờ và gần bờ đã đạt công suất 3,061 GW, nhưng việc đạt 6 GW điện gió ngoài khơi đến năm 2030 là “gần như không thể” vì hiện chưa có trang trại ngoài khơi nào được phê duyệt, Bộ này cho biết.

Đối với điện LNG, theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam dự định phát triển 13 nhà máy dạng này với tổng công suất 22,4 GW đến năm 2030, nhưng hiện tại chưa có nhà máy nào đi vào hoạt động. Các nhà máy Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 ở tỉnh Đồng Nai có tiến độ chậm.