VNReport»Kinh tế»Doanh nghiệp»Hiệp hội Thép muốn Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Hiệp hội Thép muốn Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Trung Quốc, Hàn Quốc

16:58 - 28/02/2025

Hiệp hội Thép Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương bảo vệ ngành thép mạ trong nước sau khi đã quyết định đánh thuế với thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hiệp hội Thép Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị giải quyết vụ kiện của các doanh nghiệp thép trong nước với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Hiệp hội cho biết kể từ khi biện pháp chống bán phá giá với thép mạ hết hiệu lực tháng 5/2022, thép mạ Trung Quốc đã tràn ồ ạt vào Việt Nam, chiếm từ 64 đến 67% tổng lượng thép nhập khẩu trong giao đoạn từ 2022 đến 2023.

Hiệp hội Thép cho biết thép mạ Trung Quốc chiếm 2/3 tổng lượng thép Việt Nam nhập khẩu.

Hiệp hội Thép cho biết thép mạ Trung Quốc chiếm 2/3 tổng lượng thép Việt Nam nhập khẩu.

Điều này gâp áp lực nặng nề lên ngành sản xuất thép trong nước, Hiệp hội cáo buộc.

Đề nghị đánh thuế thép mạ nhập khẩu được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Công Thương thông báo từ ngày 8/3, sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời từ 19,38% đến 27,83% đối với một số sản phẩm thép cuộn cán nóng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Hiệp hội Thép cho biết: “Trong khi thép cuộn cán nóng, nguyên liệu chính để sản xuất thép mạ, được bảo vệ thì thép mạ nhập khẩu (vụ AD19) vẫn chưa có biện pháp cụ thể”.

AD19 là vụ điều tra khởi xướng vào tháng 6/2024 chống bán phá giá đối với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc, được khởi kiện bởi 5 nhà sản xuất thép lớn trong nước: Hoa Sen, Thép Nam Kim, Tôn Phương Nam, Tôn Đông Á và China Steel & Nippon Steel.

Hiệp hội này cảnh báo rằng nếu tình hình vẫn tiếp diễn, không chỉ ngành thép mạ kẽm bị thiệt hại mà toàn bộ ngành thép trong nước cũng sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sau khi thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá, ngành thép mạ sẽ phải đối mặt với áp lực từ cả chi phí sản xuất cao hơn và sự cạnh tranh từ thép mạ nhập khẩu, nếu không có biện pháp bảo hộ thép mạ trong nước.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng giá trị quặng và các sản phẩm sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc năm ngoái là gần 12 tỷ USD. Việt Nam là nước nhập khẩu thép lớn nhất của Trung Quốc.

Tham khảo:

https://chongbanphagia.vn/thep-ma–viet-nam-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-ad19-n28178.html

https://1thegioi.vn/doanh-nghiep-thep-lo-nganh-thep-ma-bi-ton-thuong-229852.html

https://vnreport.vn/viet-nam-ap-thue-chong-ban-pha-gia-doi-voi-mot-so-san-pham-thep-tu-trung-quoc/