VNReport»Kinh tế»Tài chính»Khách hàng gửi tiết kiệm lưu ý: Cẩn thận với 4 rủi ro “bay tiền”

Khách hàng gửi tiết kiệm lưu ý: Cẩn thận với 4 rủi ro “bay tiền”

17:07 - 14/11/2024

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một trong những hình thức tích luỹ tiền an toàn trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Tuy an toàn là vậy, nhưng nếu gặp phải một vài rủi ro, số tiền này vẫn có khả năng biến mất.

Tính đến tháng 7/2024, lượng tiền gửi của dân cư vào ngân hàng Việt Nam đang ở mức cao chưa từng có, đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, số tiền này đã tăng thêm hơn 305.000 tỷ đồng so với cuối năm 2023, tương ứng với mức tăng trưởng 4,68%. So với cùng kỳ năm trước, lượng tiền gửi tăng thêm gần 450.000 tỷ đồng, đánh dấu mức kỷ lục về tiền gửi của dân cư.

Những con số này không chỉ là minh chứng cho nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân mà còn cho thấy niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.

Thực tế, nhiều người lựa chọn gửi tiết kiệm vào ngân hàng vì muốn bảo toàn và sinh lời cho số tiền nhàn rỗi của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ ràng, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà không phải ai cũng cảnh giác để đề phòng.

Từ những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến những sai sót trong quá trình giao dịch, việc “tiền mất tật mang” không còn là chuyện hiếm gặp. Chính vì thế, để bảo vệ số tiền mình đã tích lũy được, người gửi tiết kiệm cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về các rủi ro có thể xảy ra và cách thức phòng tránh.

Rò rỉ thông tin

Khách hàng bị lộ thông tin cá nhân có thể bị kẻ gian lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của bản thân và những người thân thuộc.

Người dân cũng cần nâng cao cảnh giác, không dễ dàng cung cấp thông tin và cho mượn tiền

Các thông tin này chỉ có thể bị lộ thông qua việc người dùng chia sẻ thông tin đăng nhập cho người khác, đăng nhập trên nhiều thiết bị, tải các ứng dụng có chứa mã ngầm về điện thoại, nhấp vào các đường link lạ…

Các đối tượng lừa đảo cũng có thể “moi” thông tin của khách hàng bằng cách gọi điện thoại cho người dùng, nhằm lợi dụng lấy các thông tin như tên, tuổi, địa chỉ, số CMND/CCCD, mã OTP gửi về máy…

Hiện nay, lợi dụng sự phát triển của công nghệ, các cuộc gọi này có thể kèm theo video quay mặt và giọng nói của bạn hoặc những người thân thuộc, hoặc sử dụng công nghệ AI để giả dạng công an/cán bộ điều tra nhằm lừa gạt bạn thực hiện các hành vi chuyển tiền hay cung cấp thông tin đăng nhập…

Nhiều ngân hàng đưa ra khuyến cáo một số dấu hiệu cho người dùng về tình trạng này.

Theo đó, người dùng có thể phát hiện hành vi lừa đảo thông qua một số dấu hiệu như: Cuộc gọi video call thường rất ngắn chỉ khoảng vài giây; cử động khuôn miệng khi nói khá cứng nhắc nếu nhìn kỹ; nội dung cuộc gọi luôn yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc mượn tiền…

Người dân cũng cần nâng cao cảnh giác, không dễ dàng cung cấp thông tin và cho mượn tiền. Nếu là người quen gọi điện yêu cầu mượn tiền, hãy xác nhận lại trực tiếp với các đối tượng liên quan để tránh bị lừa đảo. Khách hàng bị lộ thông tin cá nhân có thể bị kẻ gian lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của bản thân và những người thân thuộc.

Khi dùng các ứng dụng của ngân hàng, khách hàng nên đổi mật khẩu ngân hàng định kỳ 3 tháng/lần và chọn loại mật khẩu phức tạp bao gồm đầy đủ chữ, số và các ký tự đặc biệt để gia tăng khả năng bảo mật, tránh kẻ gian có thể đoán được và đăng nhập trong trường hợp bạn rơi mất điện thoại.

Không đọc kỹ giấy tờ

Bên cạnh rủi ro mất tiền do bị lừa đảo thì người gửi tiền còn một khi không đọc kỹ giấy tờ. Khách hàng nên đọc kỹ giấy tờ, chứng từ trước khi ký kết để đảm bảo đúng thông tin cá nhân và thông tin về sản phẩm tiết kiệm.

Dùng một chữ ký và thường xuyên kiểm tra số dư tài khoản

Khách hàng ký nên chữ ký cố định cho các giấy tờ quan trọng để có cơ sở pháp lý khi xảy ra tình huống bị giả chữ ký, ngân hàng sẽ dựa vào bút tích để giúp bạn xử lý vấn đề.

Ngoài ra, hãy thường xuyên kiểm tra số dư tài khoản để kịp thời phát hiện giao dịch bất thường, cần liên hệ ngay với ngân hàng để khóa tài khoản và xử lý kịp thời.

Ngân hàng phá sản

Thực tế, tình huống ngân hàng phá sản rất khó xảy ra bởi nếu hoạt động không hiệu quả, nhà nước sẽ có nhiều phương án hỗ trợ để ngân hàng không phá sản như: Phục hồi, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, giải thể, chuyển giao bắt buộc…

Tuy nhiên, để quyền lợi của người gửi tiền được minh bạch, tại điều 155 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 quy định, một ngân hàng sẽ tuyên bố phá sản khi mất khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng dưới quyết định của Tòa án. Khi đó, người gửi tiền sẽ được chi trả tiền bảo hiểm theo Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 điều 25, dựa trên hạn mức trả tiền bảo hiểm tối đa được Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.

Khách hàng nên lựa chọn ngân hàng uy tín để được hưởng các dịch vụ chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn và các chính sách minh bạch, bảo vệ khách hàng toàn diện.

https://cafebiz.vn/khach-hang-gui-tiet-kiem-luu-y-can-than-voi-loat-rui-ro-bay-tien-176241030163952755.chn