VNReport»Kinh tế»Tài chính»Kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh

Kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh

15:04 - 26/04/2021

Các ngân hàng đặt mục tiêu tăng lợi nhuận và dư nợ tín dụng ở mức hai chữ số.

Trong bối cảnh lợi nhuận quý đầu năm của toàn ngành tăng mạnh, các ngân hàng đang đặt mục tiêu tăng trưởng ấn tượng.

Trong năm 2021, Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 19.800 tỷ đồng, tăng 25,3% so với năm 2020. Dư nợ tín dụng dự kiến đạt gần 356.200 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. Giá trị tiền gửi (bao gồm chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng cá nhân) dự kiến đạt 334.291 đồng, tăng ít nhất 14,7%.

Tại Đại hội Cổ đông thường niên năm 2021 của Techcombank, ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Techcombank cho biết ngân hàng sẽ tập trung vào các mảng mang lại lợi nhuận lớn nhất như cho vay mua nhà, tiền gửi không kỳ hạn, quản lý tài sản và phát huy các thế mạnh trong phân khúc khách hàng thu nhập cao, bất động sản và thanh toán. Cùng với đó, ngân hàng sẽ đa dạng hóa các khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển hệ thống sinh thái và đối tác.

Trong quý I/2021, Kienlongbank có lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 702,62 tỷ đồng. Mục tiêu của ngân hàng này trong năm 2021 là đạt lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, tổng tài sản hợp nhất 66.800 tỷ đồng (tăng 16,62%), tổng vốn huy động 59.400 tỷ đồng (tăng 14,08%), tổng dư nợ tín dụng 44.600 tỷ đồng (tăng 28,47%). Kienlongbank kỳ vọng tiếp tục tăng thu nhập từ các dịch vụ phi tín dụng, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi, đẩy mạnh phát triển ngân hàng số.

“Tăng trưởng nhờ ngân hàng đã phối hợp với khách hàng xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm, hoàn thành việc thu hồi nợ gốc và lãi phải thu của các khoản vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của STB theo phương án cơ cấu lại Kienlongbank gắn với xử lý nợ xấu đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt”, bà Trần Tuấn Anh, Tổng giám đốc Kienlongbank, cho biết.

“Năm 2021, Vietcombank lên kế hoạch tăng tổng tài sản 5%; dư nợ tín dụng tăng 10,5% và có điều chỉnh theo chỉ đạo của NHNN: huy động vốn phù hợp nhu cầu sử dụng vốn, dự kiến là 7%; lợi nhuận trước thuế ngân hàng hợp nhất tăng 11% trong đó riêng lợi nhuận ngân hàng riêng lẻ là 25.000 tỷ đồng. Với nền tảng hiện tại, kết quả kinh doanh của Vietcombank sẽ rất khả quan. Về phân phối bảo hiểm qua nhân thọ đạt kết quả, năm ngoái Vietcombank đứng thứ 13 trên thị trường về phân phối bảo hiểm nhân thọ, quý I vươn lên vị trí thứ 8 với tổng cộng nguồn thu ghi nhận năm nay là hơn 2.800 tỷ đồng”, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank, cho biết.

Các ngân hàng có nhiều động lực tăng trưởng

Theo nhiều chuyên gia ngân hàng, nền kinh tế tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội, thuận lợi và xu hướng phát triển mới. “Nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục, các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền lớn, tín dụng tăng trưởng tốt. Theo thống kê của NHNN con số tăng trưởng tín dụng quý I là 2,93% là cao hơn nhiều so với con số 1,3% cùng kỳ năm 2020. Cùng với đó, yếu tố thúc đẩy ngân hàng kỹ thuật số, khiến doanh thu từ dịch vụ cao hơn, đóng góp phần không nhỏ vào lợi nhuận ngân hàng quý I”, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, nhận định.

Theo chuyên gia kinh tế – tài chính, TS. Lê Xuân Nghĩa, tín dụng năm 2021 có thể tăng 14-15%. Tín dụng tăng trưởng trở lại sẽ giúp các ngân hàng tiếp tục cải thiện lợi nhuận. Ngoài ra, Chính phủ sẽ duy trì tốc độ giải ngân đầu tư công cao. Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế. Do đó, ngành ngân hàng sẽ là ngành được hưởng lợi đầu tiên từ xu hướng phục hồi của nền kinh tế.

“Năm 2020, các ngân hàng khá thận trọng trong cho vay bất động sản, tài sản thế chấp cũng như khoản nợ được kiểm soát chặt chẽ hơn. Nếu năm 2021, bất động sản tiếp tục gặp khó khăn thì nợ xấu ngân hàng khó tránh khỏi tăng lên, song kỳ vọng thị trường nhà đất năm nay sẽ có chuyển biến tích cực. Theo đó, nợ xấu không phải là mối đe dọa lớn”, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính – ngân hàng, cho biết.

Đại diện Công ty cổ phần FinGroup dự báo: Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2021 của các ngân hàng thương mại niêm yết sẽ ở mức 18,2% (cao hơn năm 2020 là 14,9%). Trong đó, các ngân hàng được dự báo có lợi nhuận tăng mạnh thuộc về khối ngân hàng thương mại quốc doanh như Vietcombank (14,9%), BIDV (41,3%) và VietinBank (41,9%). “Triển vọng tích cực này đến từ cả hoạt động tín dụng và doanh thu dịch vụ, đặc biệt là thu nhập từ bảo hiểm chéo (bancasurance) của nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, ACB, MSB và HDBank”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng lợi nhuận cả năm của các ngân hàng sẽ không ấn tượng bằng lợi nhuận trong 3 tháng đầu năm. “Lợi nhuận quý I chưa phản ánh đầy đủ và chính xác xu hướng lợi nhuận của cả năm do các ngân hàng không trích lập đủ dự phòng rủi ro do các ngân hàng thường đưa ra các số liệu khác nhau theo quý và có xu hướng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 03 (sửa đổi Thông tư 01) và có hiệu lực từ ngày 17/5 nên nhiều ngân hàng chưa trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định quý. Đầu tiên là 30%, quý II ngân hàng sẽ phải bù”, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho biết.