VNReport»Kinh tế»Doanh nghiệp»Ông Nguyễn Tử Quảng: BKAV đang nghiên cứu vắc xin

Ông Nguyễn Tử Quảng: BKAV đang nghiên cứu vắc xin

10:25 - 26/04/2021

Ông Quảng cũng cho rằng chế tạo vắc xin giống như việc lập trình phần mềm diệt virus.

Trong một bình luận trên Facebook, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng đã tiết lộ rằng BKAV đã thành lập một nhóm nghiên cứu vắc xin thế hệ mới “từ đầu vụ dịch”.

Ông Quảng cho rằng “đây là cơ hội của các công ty công nghệ” và bổ sung rằng các vắc xin của Pfizer và Moderna “có sự tham gia mạnh mẽ của tỷ phú công nghệ Bill Gates”. CEO này cũng nêu lên sự giống nhau giữa việc chế tạo vắc xin và lập trình phần mềm diệt virus.

Nguyên văn bình luận của ông Quảng

Nguyên văn bình luận của ông Quảng

Vào hồi tháng 3, ông Quảng cũng đã đăng một bài viết cho rằng virus corona và virus máy tính có liên hệ. Cụ thể, CEO của BKAV đưa ra giả thuyết về việc tạo một biến thể COVID-19 mới có khả năng tiêu diệt biến thể cũ. “Có thể sử dụng chúng trong trường hợp khẩn cấp, xảy ra lây nhiễm COVID-19 ở mức độ lớn như ở Mỹ hay Ấn Độ”.

“Nghề diệt VIRUS MÁY TÍNH của tôi có mối liên hệ thú vị với trường hợp này. Virus máy tính vốn cũng có những thể loại được gọi là virus SIÊU ĐA HÌNH, chúng được lập trình để tự động biến đổi sau mỗi đợt lây nhiễm từ máy tính này sang máy tính khác. Đặc biệt có những loại sau một thời gian thì sinh ra biến thể TỰ TIÊU DIỆT. … Khi gặp các biến thể hay loại virus như vậy, chúng tôi thường gọi chúng là VACCINE tự nhiên, vì chúng còn được đánh dấu là đã lây nhiễm để không bị nhiễm nhiều lần. Nghĩa là VIRUS TỰ DIỆT VIRUS!”, ông Quảng viết.

BKAV đã có một số đóng góp trong phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam. Đáng chú ý nhất là việc phát triển Bluezone, ứng dụng theo dõi tiếp xúc đã được 27 triệu người Việt Nam cài đặt.

Tháng 4 năm ngoái, ông Quảng từng tuyên bố tham gia sản xuất hai mẫu máy thở. Mẫu “PB560” sản xuất dựa trên thiết kế từ Medtronic (Mỹ). Và mẫu “BAC 585” do BKAV thiết kế với sự hỗ trợ từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. CEO BKAV cũng từng cho biết sẽ “sẵn sàng sản xuất máy thở phi lợi nhuận cho mục đích chống dịch”.