VNReport»Top»5 quốc gia sản xuất nhiều năng lượng mặt trời nhất năm 2020

5 quốc gia sản xuất nhiều năng lượng mặt trời nhất năm 2020

13:39 - 21/05/2021

Để đạt được các mục tiêu về khí hậu, thế giới cần tìm các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Năng lượng mặt trời được coi là một trong những nguồn năng lượng tái tạo khả thi nhất. Các nước sau đây dẫn đầu thế giới về công suất loại năng lượng này.

Để đạt được các mục tiêu về khí hậu, thế giới cần tìm các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Năng lượng mặt trời được coi là một trong những nguồn năng lượng tái tạo khả thi nhất. Các nước sau đây dẫn đầu thế giới về công suất loại năng lượng này.

1. Trung Quốc (49,6 GW)

Là quốc gia có dân số và lượng khí thải carbon lớn nhất, cam kết rõ ràng của Trung Quốc đối với năng lượng tái tạo là điều đáng khích lệ. Theo Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, nước này đã lắp đặt hơn 49,6 GW công suất quang điện (PV) vào năm 2020, nâng tổng công suất lắp đặt lên 254,4 GW.

Công suất PV này đủ để Trung Quốc giữ vị trí dẫn đầu thị trường, chiếm 19% tổng công suất lắp đặt toàn cầu. Tuy nhiên, cần chú ý là trong năm 2017, thị phần của Trung Quốc là 56%. Sự suy giảm thống trị của Trung Quốc trên thị trường xảy ra khi số quốc gia mới lắp đặt công suất PV đáng kể tăng kỷ lục.

Phần lớn các sản phẩm quang điện, hoặc tấm pin mặt trời, đang được lắp đặt ở các vùng sâu vùng xa bởi các trang trại năng lượng mặt trời khổng lồ bán năng lượng cho các công ty điện. Hình ảnh vệ tinh cho thấy sự phát triển đáng kinh ngạc của những trang trại này khi chúng đang tiếp tục mọc lên khắp Trung Quốc.

Sự gia tăng mạnh mẽ của điện mặt trời ở Trung Quốc xuất phát từ nhu cầu sử dụng điện rất lớn và cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí trầm trọng của quốc gia này.

2. Mỹ (14,9 GW)

Mỹ đã tiếp tục cải thiện vị thế của mình với tư cách là một nước dẫn đầu về điện mặt trời bằng cách mở rộng ngành điện và công suất lắp đặt ở thị trường dân dụng. Phần lớn sự gia tăng là do các ưu đãi đáng kể của chính phủ dành cho khu vực dân dụng, một phân khúc thị trường đang phát triển nhanh.

Trong năm 2020, công suất lắp đặt trong ngành điện của Mỹ đã tăng 40% so với năm 2018. Tổng công suất lắp đặt mới cho năm 2029 là 14,9 GW, đưa tổng công suất tích lũy của Mỹ lên 75,6 GW. Khi chi phí năng lượng mặt trời trở nên cạnh tranh hơn với các nguồn tài nguyên không tái sinh, sản lượng của Mỹ dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

3. Việt Nam (10,9 GW)

Việt Nam đã lắp đặt ước tính 10,9 GW vào năm 2020, tăng hơn gấp đôi so với 4,8 GW trong năm 2019 và tăng 100 lần so với năm 2018.

Việt Nam có tiềm năng lớn phát triển năng lượng mặt trời, đặc biệt ở miền Trung và miền Nam, với trùng bình 2.000-2.600 giờ nắng/năm và cường độ bức xạ mặt trời lên tói 5,9 kWh/m2.

Thành công của Việt Nam được thúc đẩy bởi chính sách của chính phủ khuyến khích đầu tư vào năng lượng mặt trời bằng cách đảm bảo cho các nhà sản xuất mức giá cao hơn thị trường. Nhờ chính sách này, Việt Nam đã chứng kiến ​​số lượng lắp đặt nhiều hơn gấp 5 lần so với dự kiến ​​ban đầu của chính phủ. Việt Nam chiếm 4,2% thị trường PV toàn cầu tính đến năm 2020.

4. Tây Ban Nha (5,4 GW)

Tây Ban Nha là một trong những nước đầu tiên trên thế giới triển khai PV trên diện rộng, và là nước đầu tiên triển khai năng lượng mặt trời tập trung (CSP) vào năm 2018.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi là một trong những nước châu Âu có số giờ nắng nhiều nhất, Tây Ban Nha dẫn đầu châu lục này về công suất điện mặt trời trong năm 2020 với 5,4 GW, đưa tổng công suất tích lũy ở đây lên 14,1 GW.

Chính phủ nước này đã có chính sách khuyến khích lắp đặt pin mặt trời bằng giá điện. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012-2016, công suất lắp đặt mới tăng trưởng chậm do chính phủ cắt giảm các khoản trợ cấp cho ngành.

5. Đức (4,6 GW)

Đức là một trong những nước có công suất lắp đặt PV lớn nhất trong những năm gần đây. Nước này đã lắp thêm 4,6 GW công suất PV trong năm ngoái và hiện đang có tổng cộng 53,8 GW công suất điện mặt trời.

Công suất điện mặt trời chiếm 10,5% tổng công suất điện của Đức trong năm 2020 và đứng thứ hai thế giới tính trên đầu người, ở mức 637 W/người, chỉ sau Úc. Các trang trại điện mặt trời lớn nhất của nước này năm ở Meuro, Neuhangdenberg và Templin.

Đức cũng là một trong những nước đi đầu về một nguồn năng lượng tái tạo khác – gió. Năm 2020, nước này đứng thứ 3 thế giới về công suất điện gió, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.