VNReport»Sự kiện & Bình luận»Quốc tế»Các đối thủ trong đảng về hưu, Tập Cận Bình củng cố quyền lực

Các đối thủ trong đảng về hưu, Tập Cận Bình củng cố quyền lực

19:51 - 22/10/2022

Thủ tướng Lý Khắc Cường nằm trong số những nhân vật chuẩn bị rời Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc. Ban Thường vụ mới được cho là sẽ bổ sung thêm các đồng minh của Tập Cận Bình.

Đảng Cộng sản Trung Quốc tạo cơ hội cho nhà lãnh đạo Tập Cận Bình mở rộng quyền lực của mình khi các đối thủ của ông về hưu, cho phép những người trung thành với ông được đưa lên những vị trí hàng đầu.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường – nhà lãnh đạo thứ hai của đất nước và từng đôi lần đưa ra tín hiệu chính sách kinh tế trái với quan điểm của ông Tập – bị loại khỏi Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 376 thành viên của đảng. Ban Chấp hành này được bầu vào cuối Đại hội đảng tổ chức 5 lần một lần tại Bắc Kinh.

Sự vắng mặt của ông Lý cho thấy ông sắp rời cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng – Ban Thường vụ Bộ Chính trị – gồm 7 thành viên dưới quyền của ông Tập.

Lãnh đạo thứ tư của Trung Quốc – Uông Dương – từng được coi là ứng cử viên để trở thành thủ tướng tiếp theo, cũng không được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương. Hai thành viên khác của Ban Thường vụ Bộ Chính trị sắp mãn nhiệm cũng vắng mặt – Lật Chiến Thư và Phó Thủ tướng Hàn Chính – nhưng họ được cho là về hưu do tuổi tác.

Ông Tập Cận Bình sắp phá vỡ truyền thống với nhiệm kỳ thứ 3 là nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình sắp phá vỡ truyền thống với nhiệm kỳ thứ 3 là nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Sự ra đi của những chính khách này mở đường cho các đồng minh và nhân vật do ông Tập bảo trợ nắm các chức vụ chủ chốt của đảng và nhà nước Trung Quốc trong 5 năm tới. Đây là thời gian mà nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ ​​nắm quyền lực tối cao trong nhiệm kỳ thứ 3, phá vỡ truyền thống.

Thành phần của Ban Chấp hành Trung ương mới và ủy ban kỷ luật cao nhất của đảng – cũng được bầu vào hôm thứ Bảy – cho thấy rằng Bí thư Tỉnh Ủy Quảng Đông hiện tại, Lý Hi, có khả năng trở thành người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng tiếp theo của ông Tập. Trong tuần này, xuất hiện tin rằng ông Lý – từng làm thư ký cho một nhà cách mạng có quan hệ thân thiết với gia đình ông Tập – có khả năng sẽ tham gia vào ban lãnh đạo cao nhất của đảng và đứng đầu ủy ban kỷ luật.

Ban Chấp hành Trung ương mới sẽ họp vào Chủ nhật để chọn Bộ Chính trị tiếp theo gồm 25 thành viên và Ban Thường vụ của Bộ Chính trị.

Ban Thường vụ tiếp theo nhiều khả năng sẽ gồm toàn các đồng minh của ông Tập. Họ bao gồm Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường – một trong những ứng cử viên nặng ký cho ghế Thủ tướng vào năm sau và Đinh Tiết Tường – Chánh Văn phòng của ông Tập – người có thể trở thành Phó Thủ tướng thứ nhất.

Nhà lý luận hàng đầu của đảng Vương Hỗ Ninh và lãnh đạo cơ quan chống tham nhũng Triệu Lạc Tế nhiều khả năng là những thành viên duy nhất của Ban Thường vụ đương nhiệm – cùng với ông Tập – có thêm một nhiệm kỳ nữa trong Ban Thường vụ, mặc dù cả hai nhiều khả năng được bổ nhiệm vào những vị trí mới.

Tỷ lệ ghế mà các đồng minh của ông Tập có trong ban lãnh đạo tiếp theo là dấu hiệu cho thấy quyền lực mà nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sử dụng để theo đuỗi nhưng ưu tiên của mình. Các nhà phân tích cho rằng ông Tập ít có khả năng chỉ định một người kế nhiệm, vì điều đó sẽ làm suy yếu quyền lực của chính ông.

Các vị trí hàng đầu của nhà nước Trung Quốc – bao gồm cả thủ tướng tiếp theo và các vị trí bộ trưởng – không được quyết định cho đến kỳ họp quốc hội hàng năm của Trung Quốc vào mùa xuân năm sau.