VNReport»Kinh tế»Doanh nghiệp»Hai thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi điều tra vụ IPO của Didi

Hai thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi điều tra vụ IPO của Didi

10:30 - 09/07/2021

Hai thành viên của ủy ban ngân hàng thượng viện nói rằng SEC phải điều tra xem Didi có lừa dối nhà đầu tư hay không.

Hai thành viên cấp cao của Quốc hội Mỹ đã kêu gọi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) điều tra xem liệu Didi Chuxing, công ty chia sẻ xe của Trung Quốc, có lừa dối các nhà đầu tư Mỹ trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tuần trước hay không.

Các thượng nghị sĩ, những người ngồi trong ủy ban ngân hàng thượng viện đầy quyền lực, cho biết họ muốn SEC kiểm tra xem Didi đã công bố đủ thông tin về việc liên lạc với các cơ quan quản lý Trung Quốc trước khi niêm yết cổ phiếu hay không.

Cổ phiếu của Didi đã giảm hơn 1/4 trong tuần đầu tiên giao dịch ở New York.

Cổ phiếu của Didi đã giảm hơn 1/4 trong tuần đầu tiên giao dịch ở New York.

Cổ phiếu của Didi đã giảm hơn 1/4 trong tuần đầu tiên giao dịch trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York sau khi cơ quan quản lý Internet của Trung Quốc yêu cầu gỡ bỏ ứng dụng của công ty khỏi các cửa hàng trong nước vì lo ngại về bảo mật dữ liệu.

Bill Hagerty, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa từ Tennessee, nói với Financial Times: “Chính quyền Biden và SEC – có nhiệm vụ cốt lõi là bảo vệ các nhà đầu tư và duy trì thị trường công bằng – nên xem xét liệu các nhà đầu tư Mỹ có bị lừa dối hay không”.

Ông nói thêm: “SEC phải thực thi các quy tắc về tính minh bạch và công bố thông tin của mình, và các nhà đầu tư Mỹ cần phải nhận thức đầy đủ về những rủi ro vốn có khác khi đầu tư vào các công ty từ các nền kinh tế phi thị trường, do chính phủ kiểm soát như Trung Quốc”.

Chris Van Hollen, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ từ Maryland, người ngồi trong ủy ban ngân hàng với Hagerty, cho biết các nhà đầu tư Mỹ cần “tin tưởng rằng các công ty niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ không tham gia vào gian lận”.

Hollen cho biết các cổ đông “nên có quyền tiếp cận thông tin về những rủi ro gây ra khi đầu tư vào các công ty nước ngoài – đặc biệt là những công ty chịu ảnh hưởng của các chính phủ nước ngoài”.

Ông nói thêm: “SEC nên điều tra kỹ lưỡng vụ việc này để xem liệu các nhà đầu tư có bị cố tình lừa dối bởi những tiết lộ công khai của Didi hay không”.

Jen Psaki, thư ký báo chí Nhà Trắng, hôm thứ Năm cho biết “điều cần thiết là tất cả các công ty niêm yết ở Mỹ phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao về minh bạch và công bố thông tin”. Nhưng bà không bình luận về việc liệu SEC có nên điều tra Didi hay không, với lý do là cơ quan quản lý này độc lập.

SEC từ chối bình luận.

Didi đã huy động được 4,4 tỷ USD vào tuần trước trong đợt chào bán cổ phiếu lớn nhất của Trung Quốc tại Mỹ kể từ Alibaba vào năm 2014. Chỉ sau đó vài ngày, cơ quan quản lý Internet Trung Quốc cho biết công ty có “vấn đề về vi phạm nghiêm trọng luật thu thập và sử dụng thông tin cá nhân”.

Một người thân cận với công ty sau đó đã thừa nhận rằng cơ quan quản lý của Trung Quốc đã khuyên họ nên trì hoãn việc niêm yết, mặc dù công ty phủ nhận rằng họ đã biết trước về việc bị trừng phạt.

Vụ IPO tai tiếng đã đặt ra câu hỏi về những gì Didi đã thông báo cho các nhà đầu tư Mỹ trước khi niêm yết. Công ty cho biết trong tài liệu niêm yết nộp cho SEC rằng họ đã tham gia một cuộc họp vào tháng 5 với các cơ quan quản lý Trung Quốc, bao gồm cả cơ quan quản lý không gian mạng, cùng với 30 công ty Internet lớn khác của Trung Quốc. Nhưng Didi không đề cập cụ thể đến bất kỳ yêu cầu thay đổi ứng dụng hoặc trì hoãn IPO nào của mình.

Joseph Grundfest, giáo sư Trường Luật Stanford và là cựu ủy viên SEC, đặt câu hỏi: “Khi nào thì Didi biết rằng họ có rủi ro pháp lý? Và ngay cả khi Didi không biết chắc chắn vào thời điểm IPO rằng ứng dụng của mình sẽ bị cấm, tại sao họ không tiết lộ rủi ro đó trong bản cáo bạch của mình?”

Ông nói thêm: “SEC và các nguyên đơn khối tư nhân sẽ tích cực chất vấn những tiết lộ của Didi”.