VNReport»Sự kiện & Bình luận»Quốc tế»Hiệu quả dài hạn của vaccine Covid-19 bị đặt dấu hỏi

Hiệu quả dài hạn của vaccine Covid-19 bị đặt dấu hỏi

12:20 - 19/08/2021

Các nhà khoa học đang gặp khó trong việc giải thích tại sao vaccine Covid-19 không ngăn lây nhiễm tốt như các kết quả ban đầu.

Theo các nghiên cứu mới, sự gia tăng số người được tiêm vaccine bị nhiễm virus corona đã đặt ra nghi ngờ về hiệu quả lâu dài của vaccine Covid-19.

Một nghiên cứu của trường đại học Oxford được công bố hôm thứ Năm cho thấy hiệu quả của vaccine Pfizer chống lại lây nhiễm có triệu chứng giảm gần một nửa sau 4 tháng. Đồng thời, những người được tiêm chủng bị nhiễm biến thể Delta có tải lượng virus cao như những người chưa được tiêm chủng.

Hai bài nghiên cứu của Mỹ và Qatar cũng đã thúc đẩy cuộc tranh luận về sự cần thiết phải tiêm nhắc lại khi họ phát hiện ra số “ca nhiễm đột phá” cao hơn dự đoán.

Natalie Dean, giáo sư thống kê sinh học tại Đại học Emory, cho biết sự lây lan của biến thể Delta đã khiến việc ngăn chặn lây nhiễm trở nên “khó khăn hơn rất nhiều”. “Suy nghĩ của chúng ta về hiệu quả của vaccine đã thay đổi”, bà nói. “Chúng ta đã phải trở lại một mục tiêu khiêm tốn hơn – nhưng vẫn quan trọng: ngăn ngừa ca bệnh nặng, nhập viện và tử vong”.

Kết quả của các nghiên cứu

Các nhà khoa học Oxford cho thấy hiệu quả của vaccine giảm xuống kể từ khi chủng Delta chiếm ưu thế ở Anh vào tháng 5. Mặc dù vaccine Pfizer hiệu quả hơn lúc đầu, nhưng từ 4 đến 5 tháng sau liều thứ hai, hiệu quả của nó gần bằng sản phẩm của AstraZeneca.

Các tác giả của bài nghiên cứu không tham gia vào việc chế tạo vaccine AstraZeneca, có nguồn gốc từ trường đại học Oxford.

Một nghiên cứu dùng dữ liệu ở bang Minnesota, Mỹ cho thấy hiệu quả của vaccine Pfizer giảm từ 89% xuống 42% từ tháng 2 đến tháng 7.

Một nghiên cứu dùng dữ liệu ở bang Minnesota, Mỹ cho thấy hiệu quả của vaccine Pfizer giảm từ 89% xuống 42% từ tháng 2 đến tháng 7.

Bài nghiên cứu dựa trên bằng chứng thu thập được tại chuỗi bệnh viện Mayo Clinic ở bang Minnesota của Mỹ cho thấy khả năng bảo vệ chống lại lây nhiễm đã giảm từ 91% xuống 76% trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 đối với vaccine do Moderna sản xuất và từ 89% xuống còn 42% cho mũi tiêm Pfizer.

Không rõ bao nhiêu phần trăm trong những con số này là do biến thể Delta, không có ở Minnesota vào tháng 2 nhưng chiếm ưu thế vào tháng 7, và bao nhiêu phần trăm là do khả năng miễn dịch suy yếu sau nhiều tháng trôi qua sau khi tiêm chủng.

Một nghiên cứu khác của Qatar tập trung vào biến thể Delta cho thấy 2 liều Pfizer có hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm là 60%, cho dù có triệu chứng hay không, trong khi Moderna có hiệu quả 86%.

Các nghiên cứu thực tế của Public Health England vào tháng 5 đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng hơn: tiêm vaccine Pfizer kép có hiệu quả 88% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm có triệu chứng với biến thể Delta. Các nghiên cứu ở Canada và Scotland trước đây cũng cho thấy hiệu quả tương ứng là 87% và 79%.

Nhưng các nghiên cứu mới phù hợp hơn với nghiên cứu ở Israel, cho thấy vaccine Pfizer chỉ có hiệu quả 41% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm có triệu chứng vào tháng 6 và tháng 7.

Khả năng miễn dịch suy yếu theo thời gian

Hiệu quả giảm sút có thể là do khả năng miễn dịch suy yếu, ủng hộ lập luận cho mũi tiêm thứ 3. Các nghiên cứu đã chỉ ra mức độ kháng thể suy giảm theo thời gian mặc dù các nhà khoa học chưa xác định được ngưỡng mà kháng thể không còn khả năng bảo vệ. Các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như các tế bào T khó theo dõi hơn, cũng đóng vai trò trong việc chống lại virus.

Một nghiên cứu ở Israel vào tháng 6-7 cho thấy vaccine Pfizer chỉ có hiệu quả 41%.

Một nghiên cứu ở Israel vào tháng 6-7 cho thấy vaccine Pfizer chỉ có hiệu quả 41%.

Koen Pouwels, tác giả chính của nghiên cứu Oxford, cho biết nhóm tác giả đã tính đến một “danh sách dài” các yếu tố phức tạp, vì vậy có lý khi cho rằng sự suy giảm hiệu quả là do khả năng miễn dịch suy giảm.

Pfizer đã nói rằng cần phải tiêm mũi thứ 3, có thể là khoảng 8 đến 10 tháng sau liều thứ 2. Công ty này đã đăng ký với một số cơ quan quản lý để được chấp thuận cho tiêm nhắc lại.

Adam Finn, một thành viên của ủy ban chung về tiêm chủng và chủng ngừa của Anh, cho biết “không có bằng chứng rõ ràng” về sự cần thiết của mũi tiêm nhắc lại và khuyến cáo nên thận trọng, đặc biệt là khi một số công ty có “động cơ tài chính mạnh mẽ để đề xuất tiêm nhắc lại”.