VNReport»Sự kiện & Bình luận»Quốc tế»Putin huy động quân dự bị cho chiến tranh Ukraine, đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân

Putin huy động quân dự bị cho chiến tranh Ukraine, đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân

09:54 - 22/09/2022

Động thái của Tổng thống Nga nhằm củng cố lực lượng quân đội của Nga sau khi họ nhận một số thất bại gần đây trên chiến trường.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh động viên quân dự bị và ám chỉ rằng ông sẽ cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân, làm leo thang chiến tranh ở Ukraine sau một số thất bại gần đây trên chiến trường.

“Nga sẽ sử dụng tất cả các công cụ mà mình có để chống lại mối đe dọa với sự toàn vẹn lãnh thổ của mình – đây không phải là lời nói suông”, ông Putin nói trong một bài phát biểu trước toàn quốc.

Trước đó, vào thứ Tư, người đứng đầu Điện Kremlin cáo buộc rằng các quan chức hàng đầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nói việc tấn công hạt nhân vào Nga là chấp nhận được. Ông cũng đổ lỗi cho Ukraine về những cuộc tấn công nhằm vào nhà máy điện hạt nhân ở khu vực Zaporizhzhia, nơi đã bị quân đội Nga chiếm đóng kể từ khi chiến tranh bắt đầu. “Đối với những người tự cho phép mình tuyên bố như vậy, tôi muốn nhắc họ rằng, Nga cũng có nhiều loại vũ khí hủy diệt, các thành phần của chúng trong một số trường hợp còn hiện đại hơn so với vũ khí của các nước NATO”, ông nói.

Ông Putin ra lệnh huy động quân dự bị Nga lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Ông Putin ra lệnh huy động quân dự bị Nga lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói sau bài phát biểu của ông Putin: “Ông ấy biết rất rõ rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân không bao giờ nên được tiến hành và không thể chiến thắng, và nó sẽ gây ra những hậu quả chưa từng có đối với nước Nga”.

Trong bài phát biểu của mình, ông Putin gọi đợt động viên một phần này – lần đầu tiên của Nga kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai ­– như một phản ứng đối với cái mà ông gọi là âm mưu chia cắt nước Nga kéo dài hàng thập kỷ của phương Tây. Ông lặp lại những cáo buộc rằng phương Tây kích động nổi dậy bên trong biên giới đất nước, vũ trang cho phiến quân khủng bố ở miền nam do người Hồi giáo thống trị, dàn xếp một cuộc đảo chính ở Ukraine vào năm 2014 và biến Ukraine thành “đầu cầu chống Nga, biến chính người Ukraine thành bia đỡ đạn”.

Bài phát biểu được đưa ra sau khi các quan chức ở các vùng do Nga chiếm đóng ở Ukraine công bố kế hoạch cho phép Moscow thôn tính 4. khu vực ở phía đông và nam của đất nước. Động thái này sẽ cho phép ông Putin mô tả một cuộc tấn công của Ukraine trên những lãnh thổ đó như một cuộc tấn công vào Nga. “Ông ấy đã bị đẩy vào chân tường và hy vọng duy nhất của ông ấy là thể hiện quyết tâm và sự sẵn sàng leo thang để buộc người Ukraine ngồi vào bàn đàm phán”, theo Abbas Gallyamov – một nhà phân tích chính trị người Nga và từng viết bài phát biểu cho ông Putin. “Tôi không nghĩ ông ấy còn tin vào chiến thắng nữa. Ông ấy muốn cho người Ukraine thấy rằng chiến thắng quá đắt đỏ và tốt hơn là nên thương lượng”.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden – phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc – kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đoàn kết chống lại ông Putin, người mà ông nói rằng đã vi phạm các nguyên tắc cốt lõi của hiến chương Liên Hợp Quốc. Ông cũng cho biết Mỹ ủng hộ việc mở rộng Hội đồng Bảo an, một động thái sẽ làm suy yếu quyền lực của Moscow tại Liên Hợp Quốc.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky – phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc qua video – kêu gọi các quốc gia thành viên trừng phạt Nga. Ông nói rằng những hành động của nước này trong năm nay, bao gồm cả nỗ lực mới nhất nhằm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ở các khu vực bị chiếm đóng, làm suy yếu cam kết công khai của họ rằng muốn đạt được một thỏa thuận qua thương lượng với Kyiv. “Ukraine muốn hòa bình. Châu Âu muốn hòa bình. Thế giới muốn hòa bình. Và chúng ta đã thấy ai là người duy nhất muốn chiến tranh”, ông nói.

Ngay sau bài phát biểu của ông Putin, Trung Quốc đã thúc giục Điện Kremlin giảm leo thang. Trong khi đó, giới lãnh đạo phương Tây bày tỏ quyết tâm tiếp tục hỗ trợ Ukraine bất chấp lời đe dọa. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết trong một tweet hôm thứ Tư rằng việc huy động một phần và thôn tính các khu vực của Ukraine là “một sự thừa nhận rằng cuộc xâm lược đang thất bại”,

Ông Putin tìm cách tránh tổng động viên, lo ngại rằng sự ủng hộ rộng rãi cho cuộc chiến có thể giảm xuống một khi dân thường Nga bị buộc phải tham chiến. Trong khi các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy hầu hết người Nga ủng hộ cuộc chiến, tỷ lệ ủng hộ thấp hơn so với 8 năm trước, khi ông Putin châm ngòi cho cuộc xung đột với Ukraine bằng cách chiếm bán đảo phía nam Crimea và tuyên bố thôn tính nó.

Bộ trường Quốc phòng Sergei Shogu nói rằng Nga không chỉ tham chiến với Ukraine, mà còn với cả phương Tây.

Bộ trường Quốc phòng Sergei Shogu nói rằng Nga không chỉ tham chiến với Ukraine, mà còn với cả phương Tây.

Trong nỗ lực huy động quân, Điện Kremlin cho đến nay vẫn thận trọng, tránh một đợt tổng động viên có thể là cú sốc cho xã hội Nga. Tuy nhiên, quyết định này có thể sẽ giúp làm im lặng những người Nga chỉ trích ông Putin không tiến hành chiến tranh với sự quyết tâm cao.

Dmitry Adamsky – một chuyên gia về Nga tại Viện Reichman ở Israel – cho biết: “Tín hiệu hạt nhân được hướng tới phương Tây và Ukraine, nhưng nó cũng nhằm đáp ứng các chỉ trích trong nước đang trở thành sự phản đối nghiêm trọng”.

Ông nói rằng Nga đặc biệt dễ bị tổn thương vào lúc này với đà tiến quân của Ukraine trên chiến trường và thời gian mà Moscow cần để chuẩn bị cho lực lượng mới. “Chúng ta đang ở trong một khoảng thời gian rất nguy hiểm giữa thông báo huy động và khi họ có thể vào chiến trường một cách hiệu quả. Trong thời gian này, đòn bẩy duy nhất mà Putin có là áp lực hạt nhân”, ông Adamsky nói. “Tôi nghĩ khả năng Nga sử dụng hạt nhân vẫn còn rất thấp, nhưng chúng ta chưa bao giờ ở gần nó đến thế”.

Trong bài phát biểu dài 15 phút của mình, ông Putin nhấn mạnh rằng ông chỉ ra lệnh động viên một phần bằng cách huy động quân dự bị thường trực và những người có kinh nghiệm quân sự cần thiết để hỗ trợ cái mà Điện Kremlin gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.

Nhưng phát biểu trên truyền hình nhà nước ngay sau ông Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu có vẻ như đang chuẩn bị tinh thần cho người dân Nga về một cuộc chiến kéo dài. “Tôi không thể không nhấn mạnh rằng hiện chúng ta đang tham chiến không chỉ với Ukraine và quân đội Ukraine, mà còn với cả phương Tây”, ông nói.

Ông cho biết đợt huy động lên đến 300.000 quân dự bị nhằm giúp cùng cố các vùng lãnh thổ mà Nga đang chiếm đóng, nhưng không bao gồm sinh viên. Ông Shoigu cũng lần đầu tiên đưa ra ước tính của Bộ Quốc phòng về tổn thất của Nga ở Ukraine kể từ tháng 3, nói rằng 5.937 quân Nga đã thiệt mạng. Con số này thấp hơn nhiều so với ước tính của các chính phủ phương Tây và Ukraine.